Đi du lịch không được, dân giàu chuyển sang... mua kim cương
Đây là dấu hiệu mới nhất về sự phân chia giàu nghèo: Người giàu đang mua nhiều đồ trang sức cao cấp hơn như nhẫn kim cương và dây chuyền vàng.
- 21-12-2019Thẻ tín dụng dành riêng cho tỷ phú: Làm từ kim loại hiếm đã là "xưa", đây là loại thẻ được thiết kế riêng, đúc từ vàng, chạm khắc kim cương và đá quý!
- 11-12-2019Chân dung Paul Volcker - người ghìm cương lạm phát, cha đẻ của "vòng kim cô" siết chặt các ngân hàng đầu tư
- 04-05-2019Vua Thái Lan đăng cơ với vương miện nặng 7,3 kg, trang trí nhiều vàng và kim cương
- 07-02-2019Như tiểu thuyết trọn bộ: FBI đã "giăng bẫy" Huawei sau khi người Trung Quốc cố gắng lấy trộm công nghệ kính kim cương của Mỹ như thế nào?
- 29-09-2018Đi chơi công viên, cụ bà nhặt được viên kim cương lớn
Theo Edahn Golan, người sáng lập Edahn Golan Diamond Research & Data, việc mua sắm đồ trang sức cao cấp ở Mỹ đã phục hồi từ những tháng đầu của đại dịch và bắt đầu có đà tăng khi bước vào mùa hè. Dữ liệu mới nhất cho thấy doanh số bán đồ trang sức cao cấp đã tăng gần 10% lên 5,25 tỷ USD trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái.
Signet Jewelers, công ty sở hữu và điều hành các nhà bán lẻ Kay Jewelers và Zales, cho biết doanh số bán hàng sơ bộ trong tháng 8 của họ đối với tất cả đồ trang sức đã tăng 10,9% so với một năm trước.
Trong khi đó, Tiffany, một chuỗi cửa hàng trang sức bị ảnh hưởng nặng nề do lượng khách du lịch giảm, tuần trước cho biết doanh số bán hàng tại Mỹ của họ trong tháng 8 và tháng 9 đã giảm ở mức thấp, một sự cải thiện kể từ tháng 5.
Một số nhà kinh tế đã lập luận rằng sự phục hồi kinh tế dường như là hình chữ K, khi những người Mỹ giàu có nhất nhanh chóng phục hồi trong khi các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp hơn thì không.
Daniel Bachman, nhà dự báo kinh tế Mỹ của Deloitte, thì cho rằng đại dịch đã tấn công thị trường lao động một cách không đồng đều.
"Các tầng lớp thấp hơn bị ảnh hưởng nặng nề, và nói thẳng ra là họ không mua đồ trang sức. Tầng lớp cao hơn đang ngồi trên đống thu nhập chưa cơ hội để chi tiêu và tỷ lệ tiết kiệm hiện đang rất cao", ông nói.
Những công ty bán đồ trang sức có lý do để kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ quay trở lại.
Stephen Lussier, phó chủ tịch điều hành của De Beers, công ty khai thác kim cương lớn nhất thế giới cho biết: "Ở mọi thị trường trên thế giới, đối thủ cạnh tranh số một với ngành của chúng tôi là du lịch. Nếu bạn tổ chức đám cưới, kỷ niệm 10 hoặc 25 năm ngày cưới, một sinh nhật quan trọng, điều lãng mạn cần làm là đi du lịch".
Tuy nhiên, hiện nay, với tình hình du lịch ế ẩm, trang sức kim cương đã chiếm một phần trong ngân sách du lịch chưa tiêu, ông nói.
Tại Mỹ, kể từ tháng Bảy đến nay, mỗi tháng thương hiệu trang sức kim cương Forevermark của De Beers đều tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ hàng năm, ông nói.
CEO của Macy, Jeffrey Gennette, cũng có quan điểm tương tự tại một hội nghị bán lẻ do Goldman Sachs tổ chức hồi tháng 9 khi lưu ý rằng doanh số bán các mặt hàng xa xỉ đang "vượt xa kỳ vọng" như thế nào.
"Có rất nhiều giả thuyết cho điều đó. Tôi nghĩ một trong số đó là bạn có những khách hàng không đi du lịch. Vì vậy, những khoản ngân sách từng được sử dụng cho trải nghiệm giờ đây sẽ được dùng cho các sản phẩm ‘chiêu đãi’ bản thân họ", ông nói .
Trong một email gửi tới CNN Business, Macy cho biết trong thời kỳ đại dịch họ thấy khách hàng "bị hút về trang sức, một phần là vì mặt hàng này vẫn giữ được giá trị của nó".
Signet Jewellers đang nhìn thấy xu hướng đó với nhẫn đính hôn.
Jamie Singleton, chủ tịch của nhà bán lẻ trang sức Kay Jewelers và Zales, cho biết: "Các cặp đôi không đính hôn ở những điểm du lịch nên họ đang đầu tư vào một chiếc nhẫn kim cương tuyệt vời hơn".
Một công ty nhỏ hơn nói rằng mọi thứ đang trở nên tốt hơn sau khi họ bị ảnh hưởng nặng nề vào đầu năm nay. Như với hầu hết các nhà bán lẻ, việc phong tỏa vì Covid-19 đã buộc Van Cott Jewelers, một doanh nghiệp 100 năm tuổi ở Vestal, New York phải đóng cửa vào giữa tháng Ba.
Việc kinh doanh đã được mở trở lại vào ngày 08/06. Kể từ đó, chủ sở hữu Birdie Levine, một nhà thẩm định đá quý được chứng nhận, đã nhận thấy một vài xu hướng mua trang sức kim cương.
"Do Covid-19, chúng tôi đã đóng cửa gần ba tháng và sau đó chúng tôi chỉ được phép bán mang đi. Những điều kiện này chắc chắn có tác động bất lợi. Phải đến tháng 7, chúng tôi mới chứng kiến doanh số bán kim cương cao cấp tăng lên. Chúng tôi đã bán rất nhiều đồ trang sức kim cương trị giá 20.000 USD, 30.000 USD, 40.000 USD", Levine nói.
Levine cho biết khách hàng của mình đang nâng cấp những viên kim cương trong trang sức mà họ hiện sở hữu, như nhẫn đính hôn hoặc nhẫn cưới, hoặc mua một món đồ hoàn toàn mới. Do đó, cô cho biết doanh số bán hàng trung bình của mình kể từ khi mở cửa trở lại đã "cao hơn nhiều" mặc dù tổng doanh số bán hàng của cô không theo kịp mức một năm trước.
Tuy nhiên, Levine kỳ vọng trang sức kim cương sẽ là món hàng bán chạy trong dịp lễ. "Tôi đang chuẩn bị mua rất nhiều kim cương rời để sẵn sàng đón khách", cô nói.
Tham khảo: CNN