MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’ than thở học hành chăm chỉ nhưng lại ‘vác’ thêm nợ về nhà, đến sinh viên trường ‘quý tộc’ cũng chẳng kiếm được nhiều tiền bằng anh thợ máy

26-07-2024 - 13:03 PM | Tài chính quốc tế

Bối cảnh xã hội ngày nay đang đòi hỏi ngày càng nhiều những kỹ năng không được dạy trên trường lớp, khiến các "học sinh giỏi" càng ngày càng mất giá.

Đi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’ than thở học hành chăm chỉ nhưng lại ‘vác’ thêm nợ về nhà, đến sinh viên trường ‘quý tộc’ cũng chẳng kiếm được nhiều tiền bằng anh thợ máy- Ảnh 1.

Những buổi họp lớp thường là thời điểm các đồng học cũ năm xưa tụ tập với nhau ôn lại kỷ niệm. Đây cũng có thể là bối cảnh cho những bức xúc, sự ganh ghét hoặc so kè giữa những người bạn học cũ.

Thế nhưng với Robert Kiyosaki, tác giả cuốn "Cha giàu, cha nghèo", buổi họp lớp lại là nơi ông xác nhận lối suy nghĩ học giỏi, kiếm công việc lương cao và trở nên giàu có.

Thật không may, những bạn học từng có thành tích tốt, nổi trội trong các hoạt động của trường lại không thực sự thành công vượt trội như những gì Robert nghĩ. Thậm chí, nhiều người còn ngập trong nợ nần chỉ vì tiền học phí chưa trả hết.

Học nhiều, nợ lắm

Thật vậy, số liệu của Scorecard chuyên theo dõi mức thu nhập bình quân của các cựu sinh viên thuộc Ivy League (nhóm 8 trường đại học hàng đầu Mỹ), cho thấy chỉ có học sinh của 2 trên 8 trường là đạt mức thu nhập bình quân trên 100.000 USD/năm.

Đi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’ than thở học hành chăm chỉ nhưng lại ‘vác’ thêm nợ về nhà, đến sinh viên trường ‘quý tộc’ cũng chẳng kiếm được nhiều tiền bằng anh thợ máy- Ảnh 2.

Những trường còn lại dù sinh viên được hỗ trợ tài chính và đào tạo nhiều năm nhưng chẳng thể vượt qua nổi mức lương 5 chữ số.

Mặc dù một số chuyên gia cho rằng những trường Ivy League dành cho con cháu nhà giàu, vốn là đối tượng chỉ cần tấm bằng và không quan trọng kiếm được công việc tốt, nhưng báo cáo của Scorecard cho thấy nguyên nhân chính là tấm bằng đại học trên thực tế đang dần mất giá.

Đồng quan điểm, nghiên cứu của tổ chức FREO cho thấy 23% số cử nhân sau khi ra trường có tình hình tài chính âm, nghĩa là ngập trong nợ. Nếu tính cả những người theo học thạc sĩ thì con số này lên đến 43%, tức gần một nửa số người theo đuổi bằng cấp ngập trong nợ nần.

"Ngay cả bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, một trong những bằng thạc sĩ phổ biến nhất tại Mỹ hiện nay cũng bị giảm sút giá trị khi người học xong không có tình hình tài chính tốt hơn", báo cáo của FREO cho thấy.

Trong khi các trường đại học tại Mỹ liên tục tăng học phí thì doanh nghiệp lại dần từ bỏ các sinh viên bản địa để tuyển dụng người nhập cư, những lao động đến từ các trường vô danh nhưng có trình độ và kỹ năng chẳng kém mà mức lương lại thấp hơn.

Mặt khác, trang LinkedIn cho hay ngày càng nhiều kỹ năng được các doanh nghiệp cần hiện nay lại chẳng đến từ sách vở hay trường lớp. Thay vào đó chúng đến từ thực hành trong công việc, tự học hỏi qua Internet hay các mối quan hệ.

Thậm chí 90% số cử nhân xin được việc trên LinkedIn là nhờ những kỹ năng tự học mà chẳng có bằng cấp hay chứng chỉ nào cho chúng.

Đi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’ than thở học hành chăm chỉ nhưng lại ‘vác’ thêm nợ về nhà, đến sinh viên trường ‘quý tộc’ cũng chẳng kiếm được nhiều tiền bằng anh thợ máy- Ảnh 3.

Bạn không tin ư, vậy hãy nhìn vào nghề kỹ thuật viên bảo trì tua bin điện gió. Đây là ngành nghề có tốc độ tăng trưởng nhu cầu cực cao ở Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế thúc đẩy năng lượng xanh.

Mức lương bình quân của lao động ngành này tối thiểu là 103.000 USD/năm, cao hơn cả các cử nhân trường Ivy League, mà lại không đòi hỏi bằng đại học.

Những lao động này sẽ được tuyển dụng và đào tạo trong quá trình thử việc.

Ngày càng nhiều các cuộc khảo sát cho thấy lớp trẻ ngày nay trong độ tuổi 16-26 tin rằng họ có thể thành công mà chẳng cần tấm bằng đại học.

"Mọi người bắt đầu nghi ngờ về quan điểm truyền thống vào đại học, kiếm công việc tốt lương cao", CEO Mike Rowe của Worls Foundation cho biết khi ngày càng nhiều cử nhân Mỹ nợ nần chồng chất.

Rõ ràng, tấm bằng đại học đang không đem lại tỷ suất hoàn vốn (ROI) tương xứng.

"Đây là phép toán đơn giản cho lý do giới trẻ ngày nay lựa chọn khởi nghiệp thay vì học đại học. Giả sử bạn trả 50.000 USD/năm cho học đại học thì tổng chi phí của tấm bằng sẽ là 200.000 USD cho 4 năm. Thế rồi bạn sẽ mất 4 năm doanh thu nếu thi đại học thay vì khởi nghiệp, nghĩa là bạn đang đốt tiền thay vì kiếm ra tiền", anh Chase Gallagher, chủ một doanh nghiệp làm vườn có doanh thu 1,8 triệu USD/năm và không học đại học để khởi nghiệp, cho hay.

Đi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’ than thở học hành chăm chỉ nhưng lại ‘vác’ thêm nợ về nhà, đến sinh viên trường ‘quý tộc’ cũng chẳng kiếm được nhiều tiền bằng anh thợ máy- Ảnh 4.

Mất giá

Quay trở lại với tác giả Robert Kyosaki của "Cha giàu, cha nghèo". Ông cho rằng những học sinh cá biệt không phải vì dốt mà thành tích kém, chẳng qua năng khiếu của họ có thể nằm ở nơi khác như khả năng giao tiếp, thích nghi hay sự lỳ lợm, liều lĩnh thay vì chỉ giỏi ghi nhớ, đọc viết...

Người cha nghèo của Robert cũng giống như nhiều bạn học cùng lớp của mình, dù học giỏi rất nhiều thứ nhưng sau bao nhiêu năm gặp lại vẫn chỉ đi làm thuê.

Nguyên nhân rất đơn giản, khi họ khởi nghiệp và tiêu hết sạch tiền đầu tư, những học sinh giỏi này bắt đầu kinh hoàng và vội vàng tìm một công việc ổn định có mức lương cao để sống.

"Tư duy của anh ấy dần trở nên bảo thủ khi thất bại và không chịu học hỏi cái mới, như vậy sẽ rất khó để thoát khỏi gông xiềng để thành công", tác giả Robert Kiyosaki nói về người bạn cùng lớp khởi nghiệp nhưng thất bại ở tuổi 47 và vội vàng kiếm một công việc ổn định.

Tất cả những yếu tố như nghị lực, sự quyết tâm, dũng cảm, lý trí...đều đã bị bào mòn trên ghế nhà trường khi giáo viên và các cố vấn nghề nghiệp yêu cầu học sinh phải nghe lời thay vì tin vào chính bản thân mình.

Rõ ràng, người nghèo không liều thì mãi không giàu.

Thậm chí những người bạn này còn ngày càng mất giá theo thời gian khi chỉ bám lấy một công việc ổn định, không chịu học hỏi cái mới và bị đào thải bởi lớp trẻ.

Theo tác giả Robert Kiyosaki, trong thời đại công nghiệp thì con người càng già càng có giá nhờ kinh nghiệm làm việc, nhưng trong thời đại thông tin thì đến con cái chúng ta cũng sẽ phải đối mặt "khủng hoảng tuổi 30".

Nói cách khác, ngay cả con cái chúng ta cũng sẽ không theo kịp thời đại ở tuổi 30 nếu vẫn làm một nghề, không chịu học tập kiến thức mới chứ đừng nói là những học sinh giỏi cùng thời Robert Kiyosaki.

Đi họp lớp, tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’ than thở học hành chăm chỉ nhưng lại ‘vác’ thêm nợ về nhà, đến sinh viên trường ‘quý tộc’ cũng chẳng kiếm được nhiều tiền bằng anh thợ máy- Ảnh 5.

Trong thời đại công nghệ thông tin, kinh nghiệm làm việc sẽ mất giá cực kỳ nhanh do các ông chủ sẽ trả nhiều tiền hơn cho những kỹ thuật mới chưa được dạy rộng rãi ở trường.

Thế rồi từng ngành nghề cũng có tuổi thọ của chúng, từ người mẫu, nhiếp ảnh gia, luật sư cho đến bác sĩ. Mỗi lao động sẽ chỉ có khoảng thời gian đỉnh cao nhất định trước khi bị lớp trẻ thay thế.

Tờ Nikkei Asian Review cho hay rất nhiều công ty Trung Quốc đã sa thải các lao động ở độ tuổi 30-40 để thay thế bằng những nhân viên ngoài 20 do họ có sức khỏe tốt hơn, chấp nhận mức lương thấp hơn và đặc biệt là có ý chí cầu tiến hơn.

"Đối với những công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn quá cao, ví dụ như thiết kế đơn giản, thì tốt hơn hết là thuê những lao động trẻ với mức lương rẻ hơn, đồng thời họ có thể làm việc ngoài giờ suốt đêm mà không than vãn", một quản lý nhà máy sản xuất đồ nội thất ở Thượng Hải nói.

*Nguồn: Fortune

Theo Băng Băng

An Ninh Tiền Tệ

Trở lên trên