Đi khám Covid-19, lao động bất hợp pháp không bị truy cứu
Theo Thông báo của cơ quan chức năng Hàn Quốc, mặc dù cư trú bất hợp pháp, nhưng nếu trong trường hợp nghi bị nhiễm Covid-19 thì người lao động Việt Nam có thể đến các trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra.
- 24-02-2020Bộ Y tế 'bày cách' chống lây nhiễm Covid-19 khi đi chợ, siêu thị
- 23-02-2020Đà Nẵng cách ly 2 trường hợp mới nghi nhiễm Covid-19
- 21-02-2020[TIN VUI] Người nghi nhiễm Covid 19 cuối cùng xuất viện, Đà Nẵng 100% ca âm tính
- 19-02-202015 người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam đã khỏi bệnh
Theo đó, khi đến nơi này, người lao động bất hợp pháp cũng không phải chịu truy cứu trách nhiệm cũng như truy cứu về vấn đề bất hợp pháp. Bởi vấn đề được quan tâm hàng đầu là làm sao ngăn ngừa được dịch bệnh này lây lan trong cộng đồng.
Trước diễn biến phức tạp mới dịch virus Covid-19 tại các quốc gia có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án hỗ trợ người lao động đang làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh...
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ trì, phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước và các cơ quan liên quan xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động tại các thị trường ngoài nước, đặc biệt là các thị trường có số lượng lớn lao động Việt Nam làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước rà soát, thống kê cụ thể số lượng lao động đang làm việc tại các thị trường, chi tiết tới từng địa phương, khu vực; Nêu các phương án hỗ trợ người lao động ở nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh theo quy mô lao động, như dưới 1000 người, từ 1000 - 5000 ngàn người, từ 5000 - 20.000 người…
Trong từng phương án, Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước nêu cụ thể các giải pháp để thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo… Các giải pháp về ngoại giao như trao đổi thông tin với cơ quan quản lý nước tiếp nhận lao động.
Các giải pháp về tuyên truyền cho người lao động; phương án trong trường hợp các thị trường khác ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc, đồng thời triển khai ứng dụng kết nối, hỗ trợ khẩn cấp trên điện thoại cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu Cục Việc làm rà soát tổng thể, nắm tình hình toàn bộ lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đặc biệt là lao động Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Cục Việc làm cần thống kê cụ thể số lượng lao động, chuyên gia đang làm việc tại từng địa phương, đặc biệt là số lao động, chuyên gia sắp quay trở lại Việt Nam; Nêu các phương án cách ly, chữa bệnh khi người lao động, chuyên gia vào Việt Nam làm việc…
Để nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết, người lao động có thể liên lạc với Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc theo số điện thoại: 010-3248-6886; 010-4356-2505 hoặc số điện thoại của EPS: 010-9892-1712