MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi làm bảo mẫu, vay tiền hộ chủ, tá hoả phát hiện ra chủ là trùm lừa đảo trực tuyến: Công an truy nã suốt 100 ngày đêm đường dây 160 người

22-09-2023 - 12:29 PM | Kinh tế số

Đi làm bảo mẫu, vay tiền hộ chủ, tá hoả phát hiện ra chủ là trùm lừa đảo trực tuyến: Công an truy nã suốt 100 ngày đêm đường dây 160 người

Một người phụ nữ đi làm bảo mẫu gặp phải trùm lừa đảo, bị lừa vay trực tuyến số tiền tương đương khoảng 400 triệu đồng.

Ở Hà Nam, Trung Quốc, một người phụ nữ đi làm bảo mẫu, sau đó bị chủ lừa gạt, vay tiền trực tuyến hơn 120.000 NDT (tương đương khoảng 400 triệu đồng). Cụ thể, cô Vương ở vùng quê lên Hà Nam, Trung Quốc làm bảo mẫu.

Do gia đình cần tiền gấp nên cô Vương đã hỏi mượn tiền bà chủ nhà. Bà chủ nhà nói không có nhiều tiền để cho cô Vương mượn nên đã giới thiệu cho cô một trang web cho vay trên mạng. Vì được bà chủ đảm bảo nên cô Vương đã thực hiện thủ tục vay trực tuyến. Nhưng sau khi cung cấp thông tin cá nhân của mình, cô Vương không nhận được bất kỳ một khoản tiền nào mà bỗng nhiên cô thấy mình bị nợ một khoản tiền lên tới hơn 120.000 NDT từ ngân hàng.

Sau đó, cô mới tá hỏa phát hiện mình đã bị lừa đảo. Vào đúng thời điểm có phát hiện mình bị lừa, bà chủ của cô đã biến mất. Cô ngay lập tức báo công an. Sau khi nhận diện tình tình, công an xác định cô Vương đã bị lừa. Đặc biệt, bà chủ của cô là cầm đầu đường dây lừa đảo cho vay trực tuyến. Điều tồi tệ hơn, bà chủ đã bỏ lại các con cho bảo mẫu. Cô Vương rơi vào tình trạng vừa bị lừa đảo, vừa phải chăm lo cho các con của kẻ lừa đảo.

Công an đã ngay lập tức truy nã nghi phạm 100 ngày đêm. Cuối cùng, nghi phạm đã bị bắt cùng đường dây hơn 160 đối tượng lừa đảo.

Qua vụ việc của cô Vương, công an cảnh cáo thủ đoạn của các đối tượng là mạo danh một số ngân hàng và các công ty tài chính, tạo lập website, ứng dụng, chạy quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội để chào mời cho vay tín chấp với lãi suất đặc biệt thấp.

Thông thường, các đối tượng sẽ quảng cáo rằng, thủ tục vay đơn giản, không cần gặp trực tiếp; nợ xấu vẫn vay được; không thế chấp, không thẩm định, chỉ cần Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và có tài khoản ngân hàng/thẻ ATM là có thể vay được tiền.

Khi có người vay tiếp cận, các đối tượng sẽ dẫn dụ, yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân, như họ tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD, ảnh chụp chân dung… phục vụ làm hồ sơ vay.

Để phòng tránh bị lừa đảo theo thủ đoạn này, công an khuyến cáo mọi người cần có ý thức cảnh giác cao, không tin vào các quảng cáo cho vay tiền trực tuyến quá dễ dàng và có lãi suất quá thấp.

Khi có nhu cầu vay vốn, nên tìm hiểu kỹ thông tin và uy tín của các tổ chức tín dụng chính thống, không cung cấp thông tin cá nhân và chuyển tiền cho bất kỳ ai trong những vụ việc có dấu hiệu tương tự qua mạng. Nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện bị lừa đảo, nên báo ngay cho cơ quan Công an để được xử lý kịp thời.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên