Đi làm lâu năm mà không thăng tiến, có thể bạn đang mắc những sai lầm cơ bản nhưng là "đá tảng" cản trở sự nghiệp sau
Không có một lộ trình thăng tiến nào được vạch sẵn cho sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn có những sai lầm cơ bản khiến bạn chậm chân hơn trên con đường đó.
- 06-05-2019Sau 10 năm tuyển chọn nhân tài cho công ty, tôi rút ra tiêu chí hàng đầu cần phải có người mới: Bỏ qua hôm nay, bạn sẽ hối tiếc về sau!
- 06-05-2019Hãy quên cách thực hiện theo danh sách việc cần làm đi, thay vào đó sử dụng "Phương pháp ABCDE", chắc chắn bạn sẽ thành công hơn mỗi ngày!
Thăng tiến trong công việc là điều ai cũng hướng tới, đặc biệt với thế hệ trẻ. Một nghiên cứu đã cho thấy các nhân viên trẻ mong muốn được thăng tiến ngay trong năm đầu tiên – và nhiều người thậm chí nghĩ rằng họ hoàn toàn có thể làm được điều đó trong vòng 6 tháng đầu.
Thực tế thì việc được thăng chức là một con đường mà không có lộ trình rõ ràng nào được vạch sẵn. Nhưng có một số điều mà nếu mắc phải, bạn hẳn sẽ chậm chân hơn trên con đường đó.
Điển hình là 5 lý do dưới đây:
1. Thiếu trách nhiệm với công việc
Một trong số những điều khiến bạn không nhận được sự tín nhiệm của cấp trên chính là thái độ từ chối chịu trách nhiệm cá nhân. Đổ lỗi cho người khác trở thành một “cái nạng”, bởi vì việc đó thì dễ dàng hơn nhiều lần so với việc nhận lỗi về mình.
Giải pháp: Hãy nhìn vào gương và chịu trách nhiệm cho lỗi sai của chính bạn. Việc này tất nhiên là rất khó, bởi nó phải xuất phát từ việc thay đổi thái độ dẫn đến hành vi. Nhưng là một người chuyên nghiệp và muốn tiến lên trong cuộc sống thì trước hết, bạn phải chinh phục chính mình và không ngừng làm việc đó.
2. Không đề cập đến việc thăng tiến với cấp trên
Nguyên nhân lớn thứ 2 cho việc không được thăng tiến trong công việc chính là bạn không có những cuộc trò chuyện sâu sắc với quản lý.
Rất nhiều người lao động cảm thấy không hài lòng với những quyết định của sếp nhưng có đến 80 – 90% trong số họ không dám nói trực tiếp với quản lý về những điều đó. Bởi họ lo sợ những điều mình nói ra sẽ gây căng thẳng cho mối quan hệ sau này mà không biết rằng phần lớn các ông chủ đều mong nhận được những góp ý từ nhân viên để cải thiện công việc chung.
Giải pháp: Giải pháp thực tế tốt nhất để giải quyết vấn đề thiếu giao tiếp với sếp của bạn là thiết lập các buổi trò chuyện trực tiếp hàng tuần. Rất khó để sếp sắp xếp một khoảng thời gian riêng chỉ để nói về vấn đề công việc của bạn nhưng nếu hai bạn đã có một thời gian để trao đổi được thiết lập định kỳ, cuộc trò chuyện sẽ diễn ra một cách có tổ chức hơn.
Việc làm cho mối quan hệ giữa bạn và cấp trên trở nên thoải mái là cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp của bạn. Từ đó bạn có thể đề đạt mong muốn thăng chức trong một năm và yêu cầu sếp chỉ ra những điều cần làm để bạn có những lựa chọn đúng đắn.
3. Hiểu sai văn hóa công ty
Nếu bạn vô tư mặc áo phông trong những cuộc họp với khách hàng, rất có thể bạn sẽ không được thăng chức vì những sai lầm văn hóa cơ bản đó. Tùy từng công ty mà họ sẽ có những văn hóa, quy định nội bộ khác nhau.
Giải pháp: Tìm hiểu những gì công ty coi trọng và thích nghi với văn hóa đó. Ngoài việc đến sớm hơn hay mặc quần áo chỉnh tề, việc xây dựng được những mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng sẽ giúp bạn thăng tiến nhanh hơn.
4. Có sự khác biệt trong những gì công ty muốn so với những gì bạn muốn
Một lý do phổ biến khác khiến nhân viên không được thăng chức là vì lợi ích của họ khác với lợi ích của công ty. Chẳng hạn, nếu bạn hỏi sếp bạn muốn gì, anh ta muốn bạn ngồi điền hết các loại biểu mẫu thuế trong khi việc bạn muốn là đưa ra những dự án sáng tạo thì đó có thể là một lý do hoàn hảo khiến bạn không được thăng chức.
Giải pháp: Tìm kiếm một cơ hội khác phù hợp hơn với nhu cầu, mong muốn và khả năng của bạn. Không nên xem việc nhảy việc thường xuyên là dấu hiệu của một nhân viên tồi, hãy coi đó là điều tất yếu nếu muốn con đường sự nghiệp thăng hoa.
5. Thiếu chứng chứng chỉ, trình độ mà công việc yêu cầu
Có nhiều điều khiến bạn chưa được thăng chức là do thiếu chứng chỉ/bằng cấp nào đó mà nghề nghiệp yêu cầu.
Giải pháp: Với nguyên nhân này, chẳng còn cách nào khác ngoài đi học thêm để trau dồi thêm một kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc. Trước đó, có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành xem bạn có thực sự cần một loại bằng cấp cao hơn không (vì việc vừa đi học thêm vừa đi làm không phải đơn giản).
BI