Đi làm mãi không được thăng chức, tăng lương: 4 tật xấu biến bạn trở thành "cái gai" trong mắt sếp
Tại sao năng lực, bằng cấp, kinh nghiệm, bạn cái gì cũng không thua kém ai, vậy mà người ta được thăng chức tăng lương, còn bạn thì không được cấp trên xem trọng? Nguyên nhân nằm ở những tật xấu mà có lẽ bạn chưa từng chú ý đến.
- 18-01-2019Biết kiếm tiền, giỏi hưởng thụ: Chỉ có người đủ bản lĩnh mới biết tận dụng 6 chữ “nói thì dễ nhưng làm mới khó” này
- 17-01-2019Ai bảo muốn thành công phải làm việc 16 tiếng một ngày? Thay vì vắt kiệt sức bản thân, thực hiện điều đơn giản sau để "làm ít hơn nhưng hiệu quả nhiều hơn"
Trong công ty, có một số người rất được cấp trên ưu ái, thăng chức tăng lương, đãi ngộ phụ cấp tiền thưởng của họ khiến người khác phải đỏ mắt nhìn, mà có một số người dù năng lực không thua ai, chăm chỉ không kém người nào, vậy mà vẫn không được trọng dụng, không thể lọt vào mắt xanh của cấp trên. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân chính là vì họ đã không nhận ra một điều : chốn công sở không chỉ đề cao năng lực làm việc mà còn vô cùng xem trọng phẩm chất, tính cách.
Nếu bạn 1 trong có 4 tật xấu sau đây, vậy bạn chắc chắn thuộc nhóm người không được cấp trên coi trọng.
1. Gió chiều nào theo chiều ấy
Nếu là một người lãnh đạo, bạn hi vọng nhân viên của mình sẽ có những phẩm chất gì? Trung thành chắc chắn sẽ là một trong những đáp án. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Bởi vì nhân viên có trung thành, tín nhiệm với cấp trên, họ mới nghiêm túc nghe theo những yêu cầu, sắp xếp của bạn. Ngược lại bạn sẽ vô cùng mệt mỏi khi phải làm việc với những người chỉ chăm chăm giành lợi ích về phần mình, gió chiều nào theo chiều đấy.
Những người có tính này, thái độ của họ với công việc, với đồng nghiệp luôn là cân nhắc, xem xét bên nào có lợi cho mình nhất, không quan tâm đến quan hệ đồng nghiệp hay lợi ích chung. Những người này vĩnh viễn không có được sự tín nhiệm người khác, không thể được trọng dụng.
2. Tính cách rụt rè, nhát như thỏ đế
Trong môi trường công sở, khi ăn nói làm việc bạn đừng sợ sợ sệt sệt, nếu bạn cứ sợ đông sợ tây sợ bóng sợ gió, sẽ chẳng có ai có hảo cảm với bạn.
Vốn dĩ nhút nhát không phải cái tội, nhưng trong công việc, nếu quá tự ti, rụt rè, bạn sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy bạn vô cùng phiền phức. Không ai có nghĩa vụ phải giúp bạn tiến bộ, nếu bạn biến bản thân trở thành gánh nặng của người khác, ai cũng chỉ muốn vứt bỏ bạn.
Ví dụ cấp trên giao cho bạn nhiệm vụ liên hệ với khách hàng, bạn lại vì tự ti, vì ngại mà không dám gọi, cấp trên sẽ đánh giá bạn như thế nào? Chắc chắn sẽ cho là bạn vô dụng, đến gọi cho khách một cuộc điện thoại cũng không dám, về sau không cần đến tìm bạn giao việc nữa, có thể cho thôi việc được rồi.
3. Lề mề, chậm chạp
Cạnh tranh chốn công sở vô cùng ác liệt, vậy nên mỗi người không chỉ cần có chuyên môn cao, mà còn cần bản lĩnh, làm việc cần nhanh nhẹn, ra quyết định cần dứt khoát, nếu không chỉ cần bạn do dự, cơ hội sẽ bị người khác cướp mất.
Vậy nên, với lãnh đạo mà nói, họ thích những nhân viên làm việc nhanh nhẹn, có hiệu quả. Một nhân viên chậm chạp, lề mề làm công việc được giao sẽ làm lãng phí thời gian của người khác, ảnh hưởng tiến độ công việc. Bạn có thể tưởng tượng, cùng một công việc, bạn làm một tuần mới hoàn thành, mà đồng nghiệp chỉ cần một ngày đã xong rồi, như vậy cấp trên sẽ ưu ái ai? Đương nhiên là người làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả rồi.
4. Thích buôn chuyện, nói xấu người khác
Trong công việc cần nhất là thành thực, nghiêm túc, không chỉ về tính cách mà còn là thái độ với công việc, bạn đừng làm mấy chuyện khiến lãnh đạo đau đầu, khó chịu, ví dụ đi khắp nơi buôn dưa lê bán dưa chuột, tụ tập thành nhóm ngồi lê đôi mách với nhau.
Có vài người không chỉ có chuyên môn, có kinh nghiệm, mà năng lực buôn chuyện cũng cao chẳng kém, thường xuyên cùng đồng nghiệp lơ là công việc, túm tụm xì xầm nói việc riêng, thậm chí vì cạnh tranh mà nói xấu đồng nghiệp, đồn đại vô căn cứ, bôi nhọ hình ảnh người khác, không chỉ khiến quan hệ giữa hai người càng lúc càng xấu đi mà còn ảnh hưởng đến không khí làm việc.
Nếu bạn thực sự trở thành thành phần gây bất hoà trong công ty, ảnh hưởng đến công việc chung, cấp trên nhất định sẽ không bỏ qua cho bạn.
Nếu như bạn có dù chỉ 1 trong 4 tính cách này, bạn có cố gắng bao nhiêu cũng không được coi trọng. Hãy nhanh chóng, nỗ lực gạt bỏ những tật xấu này và trở thành người quan trọng không thể thiếu dù làm việc ở bất cứ công ty nào.
Trí Thức Trẻ