Đi ngân hàng rút 45 tỷ đồng tiết kiệm, người phụ nữ chết lặng khi nghe nhân viên nói: "Tôi đã tiêu hết giúp chị"
Vu dự định cùng bạn bè đầu tư kinh doanh nên quyết định rút toàn bộ số tiền tiết kiệm đã gửi ngân hàng trong nhiều năm qua.
- 21-03-2024Căn phòng vỏn vẹn 20m2 giữa lòng Tokyo đắt đỏ: Chủ nhân sắp xếp khéo từng centimet để tiết kiệm không gian
- 21-03-2024Bố mẹ tôi mua được nhà trong vòng 10 năm và câu chuyện tiết kiệm tiền của ông bà thực sự truyền cảm hứng
- 20-03-2024Tiết kiệm 100 triệu trong 9 tháng với mức lương 16 triệu: Bí quyết chẳng có gì cao siêu!
- 19-03-2024Tôi hối hận vì đã bỏ hết số tiền tiết kiệm trong 5 năm của mình để mua nhà
"Tôi đợi cả buổi sáng rồi, tại sao vẫn chưa rút tiền cho tôi!". Cô Vu lo lắng hỏi nhân viên ngân hàng tại quầy giao dịch trong một ngân hàng ở Đại Liên (Liêu Ninh, Trung Quốc).
Các nhân viên lưỡng lự, như thể họ đang che giấu điều gì đó, nhưng trước sự mất kiên nhân của Vu, cuối cùng họ cũng đã nói ra sự thật:
"Số dư tài khoản của chị bằng 0 nên không thể rút tiền".
Vu nghe câu này mà như chết lặng, cô không tin vào tai mình, số tiền gửi tiết kiệm hơn chục triệu NDT chưa bao giờ chạm vào, làm sao có thể không cánh mà bay?
Cô Vu gửi tiền tiết kiệm tại một ngân hàng ở Đại Liên (Trung Quốc)
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Năm 2014, Vu nỗ lực từ hai bàn tay trắng và gây dựng được khối tài sản đáng kể nhờ công việc kinh doanh. Số tiền này có thể nói là toàn bộ tiền tiết kiệm của cô.
Vu đã quen với việc gửi toàn bộ số tiền kiếm được vào ngân hàng. Sau từng ấy năm, số tiền cô tiết kiệm được trong ngân hàng đã tích lũy lên tới 13,1 triệu NDT (khoảng 45 tỷ đồng).
Với số tiền gửi này, Vu trở thành khách hàng VIP của ngân hàng, nên mỗi lần cô gửi tiền đều được vị giám đốc chi nhánh họ Tôn tiếp đón.
Giám đốc Tôn rất nhiệt tình và thường giới thiệu sản phẩm tài chính cho Vu nhưng cô luôn từ chối, không quan tâm đến việc đầu tư mà chỉ muốn gửi hết tiền vào ngân hàng.
4 năm sau, Vu dự định cùng bạn bè đầu tư kinh doanh nên quyết định rút toàn bộ số tiền tiết kiệm đã gửi ngân hàng trong nhiều năm qua.
Tiền gửi biến mất
Vì số tiền muốn rút khá lớn nên Vu đã liên hệ trước với Tôn rồi đến ngân hàng theo thời gian thỏa thuận.
Dưới sự sắp xếp của Tôn, nhân viên giao dịch đã khéo léo xử lý các thủ tục rút tiền cho cô, tuy nhiên quá trình này lại mất thời gian hơn cô tưởng, kéo dài từ sáng sớm đến giữa trưa.
Để đối phó với sự khó hiểu của Vu, nhân viên giao dịch đã kiên nhẫn nói với cô rằng số tiền muốn rút tương đối lớn, hiện tại ngân hàng không có nhiều tiền như vậy nên mong cô thông cảm chờ đợi.
Nhìn giao dịch viên nói với vẻ đầy tự tin, Vu cũng bớt lo lắng hơn. Song, đợi thêm mấy tiếng đồng hồ, Vu vốn đang bồn chồn trong lòng lại bắt đầu có chút bất an, càng nghĩ càng thấy khó có chuyện gì đó không ổn nên cô không còn kìm nén được cảm xúc bực dọc nữa, trực tiếp gặp mặt Tôn.
Tôn vẫn kiên nhẫn và nhiệt tình như ngày nào, nhưng cuối cùng giấy không gói được lửa, anh ta không còn cách nào khác mà chỉ đành phải nói ra sự thật.
Biến tiền gửi tiết kiệm thành vàng
Tôn nói với Vu rằng tiền tiết kiệm của cô hiện số 0 vì anh ta đã "thay cô" dùng số tiền này để mua vàng, đồng thời cho biết việc chuyển đổi này sẽ giúp tài sản của khách hàng tăng lên đáng kể.
"Tôi nghĩ rằng chị sẽ không sử dụng số tiền này trong một thời gian, và sẽ thật lãng phí nếu để nó ở yên một chỗ nên tôi đã mua sản phẩm tài chính bằng vàng giúp chị", Tôn nói.
Lời nói của Tôn khiến đầu óc Vu trống rỗng, cô nhớ ra trước đây anh ta quả thực đã quảng cáo các sản phẩm tài chính như vàng cho cô, nhưng lúc đó cô chỉ muốn gửi tiền nên từ chối. Cô không ngờ rằng rằng sau này anh ta đã thực sự chiếm đoạt tiền của mình để mua vàng.
Nghĩ tới đây, Vu càng tức giận hơn, phẫn nộ tố cáo: "Tại sao anh lại quyết định thay tôi? Đây là tiền của tôi, không phải của anh!".
Trước lời buộc tội của nữ khách hàng, Tôn cúi đầu giữ im lặng.
"Anh đã đổi hết tiền lấy vàng, vậy giấy tờ mua hàng ở đâu, số vàng ấy đâu?", Vu hỏi tiếp.
Tôn nhanh chóng giải thích rằng anh ta mua vàng từ một người quen nên không có chứng từ hay thủ tục gì.
Lời nói của Tôn đầy sơ hở, Vu càng nghi ngờ hơn, cảm thấy chắc chắn có thủ đoạn mờ ám phía sau nên cô yêu cầu Tôn giao trả lại toàn bộ số vàng mà anh ta đã đổi.
Mấy ngày sau, Tôn không có động tĩnh gì, thời hạn đã thỏa thuận đã đến, Vu gọi cảnh sát.
Lời nói dối trắng trợn
Sau khi gọi cảnh sát, Tôn vẫn kiên quyết khai rằng anh ta đã mua các sản phẩm tài chính bằng vàng nhưng tạm thời không thể lấy ra. Nhưng khi cảnh sát thu được bằng chứng, Tôn không còn vùng vẫy nữa và hoàn toàn thừa nhận không hề có việc dùng tiền đổi vàng, mà anh ta đã thực hiện hành vi biển thủ tiền.
Sau khi biết được sự thật, Vu suy sụp và khóc, số tiền cô vất vả bao nhiêu năm đã bị mất hết, cô chỉ muốn có lại tiền mồ hôi nước mắt của mình mà thôi. Song khả năng tiền về tay cũng rất mong manh, bởi cô không phải là nạn nhân duy nhất của Tôn.
Kể từ khi đảm nhận chức vụ này, Tôn mỗi ngày đều phải đối mặt với đống tiền không thuộc về mình, dưới sự cám dỗ của đồng tiền, hạt giống lòng tham đã lặng lẽ nảy mầm trong lòng anh.
Cũng giống như Vu, anh ta lừa dối lòng tin của khách hàng dưới danh nghĩa sản phẩm tài chính và phung phí toàn bộ số tiền tiết kiệm dưới chiêu bài giúp họ quản lý tiền tiết kiệm.
Vào thời điểm xảy ra vụ việc, tổng số tiền biển thủ của Tôn đã lên tới 40 triệu NDT (hơn 137 tỷ đồng). Tòa án đã kết án Tôn 19 năm tù, tài sản của anh ta được bán đấu giá để trả nợ cho người bị hại.
Vu, người bị thiệt hại chưa được bồi thường đầy đủ, không chấp nhận kết quả này, cô cho rằng phía ngân hàng phải bồi thường thiệt hại cho mình.
Câu chuyện của Vu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nhiều người, chúng ta vẫn cần kiểm tra tình hình số tiền thuộc về mình thường xuyên để tránh trở thành nạn nhân kém may mắn tiếp theo.
Nguồn: 163
Phụ nữ số