MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi rút 51 tỷ đồng tiền tiết kiệm, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ: 40 đối tượng lừa đảo bị tóm gọn, có cả cán bộ ngân hàng

05-01-2024 - 15:02 PM | Sống

Người phụ nữ Trung Quốc đến ngân hàng từ rất sớm để rút tiền tiết kiệm sau 2 năm gửi. Điều không ngờ là giao dịch viên khẳng định không tồn tại khoản tiền này trong hệ thống ngân hàng.

Tin tưởng để chồng đi gửi tiền tiết kiệm

Vào cuối năm 2018, người phụ nữ tên Diệu Khương (Sơn Tây, Trung Quốc) đến ngân hàng địa phương rút khoản tiền tiết kiệm 15 triệu NDT (khoảng 51 tỷ đồng) để đầu tư bất động sản. Cô cho biết khoản tiền này đã được gửi từ 2 năm trước đó nên hy vọng nhận được một khoản lãi lớn.

Không muốn chờ đợi lâu, cô đã có mặt từ ngân hàng rất sớm. Ngay khi đến quầy, cô đã cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, nhập thông tin đến 3 lần, giao dịch viên đều khẳng định không tồn tại khoản tiền này trong hệ thống ngân hàng.

Người phụ nữ này liên tục khẳng định chắc chắn ngân hàng có sự nhầm lẫn nào đó. Cô đưa lại chứng chỉ tiền gửi cho giao dịch viên này kiểm tra. Người này xem đi xem lại tờ giấy một lúc thì phát hiện những dấu hiệu bất thường như mực in bị mờ nhoè, phần con dấu cũng khác lạ… Nhân viên này lập tức liên hệ với quản lý của ngân hàng để tìm phương án giải quyết.

Đi rút 51 tỷ đồng tiền tiết kiệm, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ: 40 đối tượng lừa đảo, bị tóm gọn, có cả cán bộ ngân hàng - Ảnh 1.

Ngay khi có mặt và cầm tờ giấy chứng chỉ tiền gửi trên tay, vị chuyên gia đã khẳng định luôn tờ giấy này đã bị làm giả. Tuy nhiên, với mong muốn tìm ra chân tướng sự việc, người này đã xin phép mang tờ giấy này đến bộ phận liên quan để kiếm chứng rồi lặng lẽ báo cáo cho cảnh sát địa phương.

Chỉ khoảng 15 phút sau, đội cảnh sát đã có mặt tại ngân hàng. Người phụ nữ đang chờ để nhận được tiền tiết kiệm bất ngờ bị đưa về trụ sở cảnh sát. Diệu Khương hoàn toàn bất ngờ về tình huống này. Đi đến ngân hàng rút tiền, cô không hiểu tại sao mình lại vướng vào rắc rối này.

Đi rút 51 tỷ đồng tiền tiết kiệm, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ: 40 đối tượng lừa đảo, bị tóm gọn, có cả cán bộ ngân hàng - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Đường dây mua bán chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm bị triệt phá

Tại đồn cảnh sát, các điều tra viên tìm mọi cách để biết người phụ nữ này đã lấy chứng chỉ tiền gửi mệnh giá 15 triệu NDT này từ đâu. Diệu Khương tường thuật lại mọi chuyện. Cách đây 2 năm, nhờ thắng lớn trong một thương vụ làm ăn nên có được khoản tiền này. Ăn chắc mặc bền, cô quyết định gửi tiết kiệm toàn bộ số tiền này thay vì tiếp tục đầu tư.

Diệu Khương cho biết ngày hôm đó thay vì cả 2 vợ chồng đến ngân hàng để làm thủ tục gửi tiền thì chỉ có người chồng do cô vướng việc bận đột xuất.

Đến buổi trưa cùng ngày, anh chồng gọi điện thông báo đã hoàn tất thủ tục. Buổi tối, anh đưa lại tờ giấy chứng chỉ tiền gửi cho chị vợ. Diệu Khương cầm tờ giấy và không chút nghi ngờ. Cô vẫn chắc chắn rằng số tiền của mình đã được gửi vào nhà băng nên hoàn toàn yên tâm. Sau 2 năm, cô đến ngân hàng để rút khoản tiền này theo đúng như ngày hẹn trên giấy.

Sau khi nghe câu trả lời của người phụ nữ, cảnh sát đã tiết lộ giấy chứng chỉ tiền gửi này đã bị làm giả. Đại diện cơ năng chức năng cho biết chi nhánh Hạ Nguyên đề cập trên chứng chỉ tiền gửi hoàn toàn không tồn tại. Ngân hàng cũng chưa bao giờ cung cấp con dấu và mức lãi suất này cho khách hàng. Cuối cùng, quản lý của ngân hàng khẳng định họ không có bất kỳ nhân viên nào tên Lương Hạ đã ký giấy chứng nhận tiền gửi.

Cho đến lúc này, Diệu Khương mới sững sờ. Cô hoàn toàn không hiểu khoản tiền 15 triệu NDT mà mình đã đưa cho chồng đã đi về đâu.

Ngay lập tức, cảnh sát đã triệu tập chồng cô Khương đến đồn cảnh sát. Tại đây, anh đã khai nhận toàn bộ hành vi làm giả giấy chứng chỉ tiền gửi.

Theo đó, sau khi thắng lớn ở thương vụ đầu tư đạt được 15 triệu NDT, anh tiếp tục lấn sân sâu vào lĩnh vực này. Dẫu đã hết tiền song anh bất chấp vay nợ lãi suất cao để đầu tư. May mắn không xảy ra, càng đầu tư, anh càng gặp thua lỗ. Để trả hết số nợ, chồng cô Khương quyết định giấu vợ mang số tiền này đi để thanh toán.

Do không muốn vợ phát hiện về hành vi của mình, người đàn ông đã liên hệ với bên chuyên cung cấp chứng chỉ tiết kiệm giả. Anh cho biết đã đã mất khoảng 50.000 NDT để hoàn tất các thủ tục này.

Dựa theo những thông tin này, đội cảnh sát Sơn Tây đã tìm và triệt phá đường dây chuyên cung cấp chứng chỉ tiền gửi giả lên đến 40 đối tượng. Theo đó, kẻ cầm đầu là 1 cán bộ ngân hàng có chức vụ cao cũng đã khai nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Theo Sohu

Đinh Anh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên