Di sản nước Pháp đối mặt khủng hoảng lạm phát: Tăng giá không được, không tăng giá cũng chẳng xong
Lạm phát năng lượng đặc biệt gây khó khăn cho những tiệm bánh mì trên khắp nước Pháp
- 17-10-2021Các thành phố 'ma' ở Trung Quốc đáng sợ thế nào: Số nhà 'được mua nhưng không được ở' có thể chứa toàn bộ người dân nước Pháp
- 23-03-2020Thương hiệu thời trang lớn nhất thế giới, chủ Louis Vuitton mua 40 triệu khẩu trang chống COVID-19 cho nước Pháp
- 17-04-2019Nước mắt thằng Gù trên tháp chuông nhà thờ Đức Bà: Gần 1000 năm lịch sử, ai sẽ phục dựng lại cho nước Pháp và nhân loại?
Tại Millery, một thị trấn nhỏ miền đông nam nước Pháp, Élodie Chavret mở tiệm bánh mì để kiếm kế sinh nhai. Người phụ nữ 39 tuổi này từng là một lính cứu hỏa bán thời gian, song công việc này chưa từng khiến cô sợ hãi.
Thực tế, điều Chavret sợ nhất lại là những hóa đơn tiền điện cuối tháng. Chúng tăng vọt từ €900 (978 USD) vào tháng 12 lên €7.500 (8.146 USD) vào tháng 1 năm nay, ngay sau khi Chavret gia hạn hợp đồng.
Với trợ cấp của chính phủ, hóa đơn sẽ giảm xuống còn 4.500 euro (4.888 USD) mỗi tháng, song mức tăng “không thể kiểm soát được”. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận của tiệm bánh nhỏ sẽ bị xóa sạch, sau một loạt đà tăng chóng mặt của chi phí nguyên vật liệu, xăng dầu và thù lao cho nhân viên.
Vào tháng 11, UNESCO công nhận bánh mì baguette của Pháp là một phần của “di sản văn hóa phi vật thể”, đồng thời nhấn mạnh vai trò trung tâm của loại bánh này trong cuộc sống thường nhật của người Pháp. Tuy nhiên, bất chấp việc được yêu mến nhiều đến vậy, loạt tiệm bánh tại đây đang đứng trên bờ vực phá sản.
“Mọi thứ đều tăng giá,” Nicolas Amaté, người sở hữu một tiệm bánh ở miền đông nước Pháp cho biết. “Nếu điều này tiếp tục, tất cả chúng ta sẽ đóng cửa,” anh ấy nói với CNN.
Theo dữ liệu chính thức, giá các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong nước tính phí cho doanh nghiệp đã tăng vọt 13% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Hai. Chi phí đầu vào cũng phi mã mặc cho lạm phát đã chậm lại đáng kể, theo các cuộc khảo sát PMI do S&P Global.
Hai năm trước, Amaté mua bơ với giá 6 euro (6,52 USD)/kg. Bây giờ nó có giá €12 (13 USD). Giá bột thì tăng gấp 3 sau một năm, trong khi trứng, sữa và kem cũng khiến người tiêu dùng “ngã ngửa”.
“Giá sữa đang tăng và chi phí vận chuyển chúng đến các thị trấn cũng vậy, lên 60.000 USD/năm rồi. Trước đây, giá chỉ khoảng 4.500 USD/năm thôi”, ông Bragger, một nông dân nuôi bò sữa ở hạt Buffalo, bang Wisconsin cho biết, đồng thời khẳng định việc giá hàng hóa và sữa tăng cao là không bền vững.
Lạm phát năng lượng đặc biệt gây khó khăn cho những tiệm bánh mì trên khắp nước Pháp, nhất là khi căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine khiến giá khí đốt tự nhiên châu Âu chạm mốc kỷ lục. Giá năng lượng cũng tăng cao hơn do gần một nửa số nhà máy điện hạt nhân tại Pháp đóng cửa vào năm 2022 để bảo trì.
Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch năng lượng châu Âu, giá điện tại Pháp đã giảm trở lại từ mức cao kỷ lục, song vẫn cao gần gấp 3 lần so với mức trung bình. Việc giá điện tăng đột biến vào tháng 12 lên 465 € (505 USD) mỗi megawatt giờ đã khiến các doanh nghiệp gia hạn hoặc ký hợp đồng năng lượng mới khốn đốn.
Chính phủ vẫn có những biến pháp hỗ trợ, chẳng hạn như chi trả tới 20% chi phí điện hàng năm nếu một tiệm bánh bất kỳ sử dụng từ 10 đến 250 nhân công. Các tiệm bánh có ít hơn 10 nhân viên cũng có thể tiếp cận “lá chắn thuế” để hạn chế mức tăng hóa đơn tiền điện hàng năm ở mức 15%. Một số doanh nghiệp nhỏ hơn cũng đủ điều kiện nhận giới hạn trung bình €280 (304 USD) cho mỗi megawatt giờ trong hợp đồng điện hàng năm.
Tuy nhiên, theo Thierry Maillard, chủ một tiệm bánh ở phía tây bắc Paris, mức chiết khấu 20% nói trên vẫn không đủ để trang trải chi phí điện vốn đã tăng 500%. Maillard cố gắng đàm phán hợp đồng với một nhà cung cấp khác, dù không đặt quá nhiều kỳ vọng.
Frédéric Roy, một thợ làm bánh ở Nice, thì có hành động quyết liệt hơn. Vào tháng 10, anh dẫn đầu một nhóm chiến dịch dành cho những thợ làm bánh trên Facebook, sau đó tổ chức biểu tình trên đường phố Paris để yêu cầu tăng trợ cấp hóa đơn và “lá chắn thuế”.
Tăng giá bánh mì theo đó được cho là cách tốt nhất để các chủ tiệm đối phó với chi phí leo thang. Nó được đề xuất bởi Dominique Anract, chủ tịch Liên đoàn các tiệm bánh quốc gia của Pháp, tổ chức đại diện cho 33.000 tiệm bánh thủ công trên cả nước.
“Nếu họ tăng giá và tận dụng sự trợ giúp của chính phủ, kế sinh nhai sẽ không bị đe dọa”, Anract nói.
Tuy nhiên, nói dễ hơn làm.
Lấy tiệm bánh của Chavret ra làm ví dụ. Cô gái này đã buộc phải tăng giá các loại lên 14%, song người Pháp chưa sẵn sàng với sự thay đổi quá lớn này.
“Để tôi nói bạn nghe, người Pháp sẽ không trả từng ấy tiền cho một chiếc bánh mì đâu”, Chavret nói.
Thợ làm bánh Maillard cũng có cùng quan điểm. Anh ấy đã phải tăng giá bánh mì baguette hai lần trong năm qua để bù đắp chi phí nguyên liệu thô, song điều này không khả thi vì khiến khách hàng chùn bước.
Để tiết kiệm năng lượng, Chavret phải liên tục tắt đèn và hệ thống sưởi trừ, dù cách này không giúp các hóa đơn điện hạ nhiệt.
“Tôi đã kinh doanh được 35 năm rồi. Tôi chưa bao giờ chứng kiến điều này”, một thợ làm bánh nói. “Đồng nghiệp của tôi đã phải sa thải nhân viên vì không thể trả tiền cho mọi thứ”.
Theo CNN, các tiệm bánh ở Pháp là huyết mạch của nhiều thị trấn và làng mạc. Đây chính là nơi mọi người gặp gỡ và kết nối với nhau.
“Nếu các tiệm bánh đóng cửa, chúng ta sẽ mất đi khía cạnh giao tiếp xã hội, hỗ trợ lẫn nhau. Mọi người sẽ không dành thời gian nói chuyện với nhau ở tiệm tạp hóa”, Chavret nói.
“Trong một ngôi làng hay khu phố, nếu tiệm bánh mì biến mất, những cơ sở kinh doanh khác cũng sẽ đối mặt với viễn cảnh tương tự. Đó là dấu chấm hết cho những ngôi làng nhỏ”, Maillard nói.
Theo: CNN, WSJ
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Đồng rúp Nga chạm đáy 2 năm so với đồng USD: Chuyện gì đang xảy ra?
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng