Đi tìm giải pháp tạo động lực cho học sinh Việt Nam chinh phục tiếng Anh
Các chuyên gia đều nhận định việc học, kích thích người học, tạo động lực phải lấy người học làm trung tâm thay vì giáo viên làm trung tâm, đặc biệt với cách dạy học truyền thống của Việt Nam xưa nay vẫn dạy theo hướng thầy giảng trò ghi.
Lấy người học làm trung tâm, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn big data để nâng cao chất lượng giảng dạy,… là những phương pháp đã được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo "Tạo động lực cho người học tiếng Anh" diễn ra vào ngày 12/8 tại Hà Nội.
Hội thảo quốc tế "Tạo động lực cho người học tiếng Anh" với sự phối hợp tổ chức của Ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và Tập đoàn Egroup (đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục với hệ thống Trung tâm Anh ngữ Apax English – Apax Leaders) là diễn đàn của những nhà chuyên môn, nhà quản lý giáo dục nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để giúp học sinh Việt Nam hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh.
Hội thảo có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Mai Hữu – Trưởng Ban đề án Ngoại ngữ quốc gia, ông Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Ngọc Khánh – Phó Chủ tịch Tập đoàn Egroup, ông Travis Stewart – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup, cùng lãnh đạo và chuyên viên các vụ, cục gồm Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Tiểu học,; Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia; Lãnh đạo, chuyên viên, chuyên viên phụ trách tiếng Anh và giáo viên cốt cán các sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức uy tín trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh; các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Hội thảo gồm 3 tham luận chính và 8 phiên song song, đi sâu khai thác và đưa ra giải pháp cho rất nhiều khía cạnh trong việc vượt qua rào cản, tạo động lực cho dạy và học tiếng Anh như: Tham luận về "Các vấn đề chính trong tạo động lực cho người học tiếng Anh ở Việt Nam" của PGS. TS Lê Văn Canh – ĐHQGHN; tham luận về "Trí tuệ nhân tạo trong dạy ngoại ngữ: Cơ hội và thách thức" của PGS. TS Nguyễn Ngọc Vũ – ĐH Hoa Sen; phiên song song về "Kỹ thuật dạy học tạo động lực trong dạy học tiếng Anh" của các giáo viên nước ngoài đến từ hệ thống trung tâm Anh ngữ Apax (thuộc Tập đoàn Egroup),....
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Mai Hữu – Trưởng ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đánh giá: "Hội thảo là một diễn đàn tuyệt vời cho các chuyên gia, giáo viên và những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, nhằm trao đổi và cập nhật những thông tin hữu ích nhất về định hướng làm sao để tạo động lực cho học sinh trong học Tiếng Anh. Hội thảo còn cung cấp kinh nghiệm của các chuyên gia, giáo viên trong và ngoài nước, đồng thời đề xuất các giải pháp mà ở đó cả người dạy và người học có thể thực hành sử dụng tiếng Anh một cách thực tiễn nhất".
Bà Nguyễn Thị Mai Hữu – Trưởng Ban đề án Ngoại ngữ quốc gia
Nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước, trình diễn các ứng dụng học hiệu quả, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn big data để nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh, khuyến khích chuyển đổi số quốc gia (digital transformation), cách mạng công nghiệp 4.0, chưa bao giờ việc ứng dụng công nghệ lại được chú trọng vào giáo dục như vậy. Đặc biệt, hệ thống Anh ngữ Apax với công nghệ 3T (Text book – Giáo trình được biên soạn dành riêng cho trẻ em Châu Á, Technology – Áp dụng công nghệ giảng dạy hiện đại và ưu Việt và chữ T cuối cùng là Teacher – Đảm bảo toàn bộ học viện được học với 100% giáo viên nước ngoài) là một trong những đơn vị tiên phong, đi đầu vào việc ứng dụng triển khai công nghệ trong giáo dục, đặc biệt là trong vấn đề học tiếng Anh.
Các chuyên gia đều nhận định việc học, kích thích người học, tạo động lực phải lấy người học làm trung tâm thay vì giáo viên làm trung tâm, đặc biệt với cách dạy học truyền thống của Việt Nam xưa nay vẫn dạy theo hướng thầy giảng trò ghi. Nhưng trong quá trình hội nhập, việc học ngoại ngữ để kết nối, giúp học viên tự tin, hào hứng thì đặt học viên vào trung tâm của quá trình giảng dạy là một vấn đề không mới nhưng phải triển khai mạnh mẽ hơn, đây cũng chính là nội dung được nhiều đại biểu đồng tình, ủng hộ.
Các đại biểu tham dự hội thảo chia sẻ nhiều kinh nghiệm thiết thực để tạo động lực học tiếng Anh cho học sinh
Đánh giá về hiệu quả của hội thảo lần này, TS. Vũ Thị Thanh Nhã – ĐHQGHN, cố vấn chuyên môn của hội thảo bày tỏ quan điểm: "Từ khóa "empower" không chỉ có ý nghĩa là tạo động lực, cơ hội cho người học mà còn mang ý nghĩa hỗ trợ người học. Hội thảo là nơi mà các giảng viên, nhà quản lý được chia sẻ với nhau về khó khăn, tháo gỡ khúc mắc, tạo hiệu ứng ban đầu cho những thầy cô đang giảng dạy và quan tâm đến tiếng Anh. Để có kết quả lâu dài hơn, chúng tôi còn có rất nhiều việc để làm, sẽ cần gặp nhau nhiều hơn nữa, để những ý tưởng được nhân rộng và triển khai thực tế".
Để có một thế hệ trẻ sử dụng tiếng Anh thông dụng và có thể trở thành công dân toàn cầu là câu chuyện không hề dễ với các nhà làm giáo dục. Có được điều đó, cần lắm sự chung tay của các bộ ban ngành liên quan, những nhà chuyên môn và những nhà giáo dục, phụ huynh và cả chính học sinh. Hội thảo lần này đã kết nối được những người làm giáo dục để cùng đưa ra những giải pháp đóng góp cho việc tạo động lực học tiếng Anh, hy vọng trong thời gian tới học tiếng Anh sẽ trở thành niềm hứng khởi của thế hệ trẻ Việt Nam.