MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi tìm ngân hàng tốt để “chọn mặt gửi vàng”

18-07-2016 - 13:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Sau giai đoạn tái cơ cấu, người tiêu dùng trên thị trường tài chính Việt đã thông minh hơn. Họ cẩn trọng hơn và mong muốn lựa chọn ngân hàng tốt nhất để thực hiện mọi giao dịch tài chính.

“Đốt đuốc” tìm nhà băng phù hợp

Khái niệm “tốt và phù hợp nhất” trong tâm trí mỗi người có phần mang tính định tính, cảm tính cá nhân. Với anh A, một ngân hàng họ mở tài khoản lâu năm và không có trục trặc, có khi đã là ngân hàng tốt nhất. Nhưng với anh B, ngân hàng tốt nhất phải hội đủ các điều kiện về uy tín, giá trị thương hiệu, đặc biệt phải có nhiều sản phẩm, nhiều hình thức giao dịch, người dùng có thể “đi một bước là tới” mà cũng có thể click chuột hoặc lướt smartphone là giao dịch xong.

Chẳng thế, Philip Kotler năm 2003 mới có định nghĩa sự thỏa mãn – hài lòng của khách hàng không hoàn toàn trùng khít với những định nghĩa khác trước đó của Zineldin (2000) và Oliver (1999)… Nhưng dù là khác biệt ra sao thì tựu chung, “ngân hàng tốt nhất” hiểu nôm na trước hết vẫn phục vụ được tốt nhất nhu cầu của người dùng và khiến họ hài lòng.

Trong quan niệm của nữ doanh nhân Nhật Ánh, ngân hàng ở Việt Nam hiện nay khó có thể “đặt tất lên bàn cân mà so sánh”. Bởi theo chị, nếu như các ngân hàng lớn có gốc quốc doanh xét về thị trường và sản phẩm, khá tối ưu với nhiều doanh nghiệp lớn thì cũng chính các tổ chức này trong tâm trí các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ, chưa hoàn toàn “thân thiện”.

Ngay cả xét về thương hiệu, uy tín lẫn sức khỏe tài chính, năng lực triển khai các cam kết dịch vụ, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trước đây được xem “tốt nhất”, giờ đây cũng đang phải tái cấu trúc và phải mất thời gian mới lấy lại cảm tình, niềm tin của người dùng.

“Từ chỗ hơn 40 tổ chức nay chỉ còn 34 ngân hàng, số lượng nghe có vẻ đã ít nhưng nói thật để xác định một “ngân hàng tốt nhất VN” vẫn chẳng khác nào đi… đốt đuốc kiếm sao, không dễ xác định được ngôi sao thực sự lấp lánh nhất”, chị Ánh chia sẻ.

Ngân hàng tốt – Tiêu chí định lượng nào?

Mong muốn của người dùng trên thị trường tài chính đã và đang là động lực thúc đẩy các ngân hàng nỗ lực để đạt đến một số chỉ tiêu nhất định, mà đích nhắm sau cùng là có thể đạt sự hài lòng của các “thượng đế”.

Cụ thể, những mục tiêu, kế hoạch, cải thiện và nâng cao sức khỏe tài chính, chất lượng quản trị, chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ trực tiếp tương tác và phục vụ người dùng hiện đã được các nhà băng triển khai triệt để theo hướng… chạy đua cạnh tranh.

Trong đó, cạnh tranh trở thành ngân hàng “bán lẻ”, “hiện đại” “đa năng” – những cụm từ xuất hiện thường xuyên trong định hướng, tầm nhìn của các tổ chức kể cả ở ngân hàng chuyên định hướng đầu tư, bán buôn trước đây. Sự vinh danh của các tổ chức tài chính uy tín, có thể xem như động lực tích cực với thị trường để vươn tới sự công nhận về chuyên môn một cách khách quan.

Thạc sĩ Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia Tài chính nhận định chuyển động tích cực ấy là xu thế tất yếu đón đầu sự bùng nổ của thị trường bán lẻ. Còn TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia ngân hàng thì nhận định đa kênh, đa sản phẩm chính là hướng đi tối ưu cho những ngân hàng phát triển dịch vụ theo hướng mang lại những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho người dùng.

Tạp chí International Finance (IFM), một tổ chức có Hội đồng Giám khảo uy tín quốc tế cũng chọn đối tượng người dùng với trải nghiệm mà ngân hàng mang lại để làm thước đo của các tổ chức tài chính. Bên cạnh các yếu tố như: sự tăng trưởng qua các năm; sản phẩm đa dạng; những đóng góp cho thị trường cũng được đưa vào xem xét, đánh giá để thấy được sự phát triển ổn định và bền vững của một tổ chức.

Mới đây, Tạp chí này đã vinh danh hàng loạt ngân hàng thương mại Việt Nam bằng các giải thưởng như Best Internet Bank, Best Credit Card Offerings, Most Innovative Credit Card Services, Best Socially Responsible Bank…

Đồng thời IFM cũng trao cho Maritime Bank giải thưởng uy tín Best Commercial Bank - “Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2016”. Hội đồng Giám khảo IFM cho biết đây là quá trình đánh giá và xem xét khắt khe dựa trên những kết quả đạt được của Maritime Bank trong suốt 1 năm qua.

Việc Maritime Bank nhận giải thưởng là thành quả của một quá trình lột xác giai đoạn hậu tái cấu trúc: Sau khi chính thức nhận sáp nhập MDB từ tháng 8/2015, Maritime Bank đã trở thành 1 trong 5 NH TMCP hàng đầu trên thị trường về quy mô vốn và mạng lưới.

Bên cạnh nỗ lực cải thiện chỉ tiêu tăng trưởng qua các năm,Maritime Bank ngày càng đa dạng sản phẩm, thực hiện những bước thay đổi lớn với định hướng nhất quán mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đối tác và CBNV trong từng hoạt động.

“Chúng tôi nỗ lực để sự hài lòng – thỏa mãn trong trải nghiệm dịch tài chính không ở đâu xa, bởi là “ngân hàng của gia đình” – chúng tôi ở ngay bên bạn”, đại diện Maritime Bank chia sẻ.

A.D

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên