MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi xe máy vào đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?

03-09-2018 - 14:12 PM | Xã hội

Theo Nghị định 46/2016, điều khiển phương tiện không được phép đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tới 7 triệu đồng.

Theo quy định tại các Điều 6,7,8,9 và 10 của Nghị định 46 /2016, trong đó, Khoản 5 Điều 6 về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy quy định: Phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ( GPLX ) từ 1 - 3 tháng; nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.

Khoản 5, Điều 7 xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định, phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. Đồng thời tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 - 3 tháng.

Khoản 6: Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định. Đồng thời tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 - 3 tháng.

Khoản 7: Phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Nếu gây tai nạn giao thông hoặc thực hiện hành vi quy bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 - 4 tháng.

Khoản 5, Điều 8 về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Khoản 3, Điều 9 về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Khoản 4, Điều 10 về xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Ông Nguyễn Quốc Tùng, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc cho rằng, hiện nay tình trạng người đi xe không được phép đi vào đường cao tốc hay dừng đỗ, trên đường cao tốc diễn ra phổ biến. Hành vi này hết sức nguy hiểm đến ATGT. Còn hành vi xe khách dừng, đón trả khách là hành vi cố tình của lái xe và phải xử phạt thật nặng. “Việc tăng nặng mức xử phạt là cần thiết đảm bảo tính răn đe, giúp hạn chế tối đa tai nạn giao thông trên đường cao tốc”, ông Tùng nói.

Theo Trần Duy

Báo giao thông

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên