MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dịch bệnh ở Bắc Giang, Bắc Ninh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm hàng động lực xuất khẩu trong những tháng tới

Dịch bệnh ở Bắc Giang, Bắc Ninh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm hàng động lực xuất khẩu trong những tháng tới

Hai tỉnh, với các khu công nghiệp có vốn FDI chiếm khoảng 10% tổng vốn FDI cả nước, Bắc Ninh và Bắc Giang đang là tâm điểm của dịch bệnh với số ca nhiễm lớn và phải cắt giảm lao động tại các nhà máy. Đây là 2 địa phương tập trung nhiều các nhà máy FDI sản xuất mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử, với tổng mức xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Báo cáo phân tích vĩ mô tháng 5/2021 của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2021 ước tính đạt 26 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu ước đạt 28 tỷ USD, tăng 56,4%. Lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 130,94 tỷ USD, nhập khẩu 131,31 tỷ USD, cùng tăng trên 30% so với cùng kỳ. Do đó, cán cân TM đã quay lại trạng thái nhập siêu, ở mức 369 triệu USD, lần đầu tiên trong vòng hơn 1 năm trở lại đây (kể từ tháng 1/2020).

Tất cả các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu dương trong 5 tháng đầu năm 2021. Thị trường Mỹ vẫn là thị trường XK lớn nhất với mức tăng trưởng 49,8% so với cùng kỳ. 

Đối với thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất đối với Việt Nam, cùng mức tăng trưởng 52,8% so với cùng kỳ.

Tác động của dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 khiến đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Do đó, sản lượng xuất nhập khẩu giảm mạnh trong thời gian này, tạo ra mức nền so sánh thấp, là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng của xuất nhập khẩu trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong năm nay do 2 yếu tố chính. 

Thứ nhất, nhóm tư liệu sản xuất, chiếm trên 90% tổng tỷ trọng nhập khẩu, ghi nhận mức tăng rất mạnh về giá trên thị trường thế giới, đẩy giá trị nhập khẩu tăng mạnh. Thứ hai, Trung Quốc – thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đã hồi phục nền kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, giúp cho lượng nhập khẩu từ qiốc gia này tăng mạnh, trái ngược với năm ngoái khi hoạt động sản xuất của Trung Quốc bị ngừng trệ do dịch bệnh.

So với tháng trước, tác động tiêu cực của dịch Covid đã bắt đầu phản ánh khi kim ngạch xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng âm với nhiều nhóm hàng chứng kiến sự sụt giảm, bao gồm máy móc, điện thoại và linh kiện; nông sản và công nghiệp chế biến.

Dự báo trong tháng 6/2021, nếu dịch bệnh không được kiểm soát tại các khu công nghiệp, nhiều khả năng hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nhóm các sản phẩm máy móc, điện thoại di động và linh kiện, chiếm 38,8% tổng tỷ trọng xuất khẩu đã ghi nhận sụt giảm theo tháng, trước tác động của làn sóng Covid-19 thứ 4, ở mức 3-12%. 

Hai tỉnh, với các khu công nghiệp có vốn FDI chiếm khoảng 10% tổng vốn FDI cả nước, Bắc Ninh và Bắc Giang đang là tâm điểm của dịch bệnh với số ca nhiễm lớn và phải cắt giảm lao động tại các nhà máy. Đây là 2 địa phương tập trung nhiều các nhà máy FDI sản xuất mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử, với tổng mức xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Do đó, việc kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt tại những địa phương này trên có ảnh hưởng lớn đối với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong những tháng tiếp theo.

Về các mặt hàng, nhóm công nghiệp chế biến ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu sắt thép tăng tới 3 lần so với cùng kỳ, một phần do giá cả trên thị trường thế giới tăng mạnh.

Nhóm hàng nông, lâm, và thuỷ sản phần lớn cũng đạt mức tăng từ 12-70% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo có mức giảm tương đối mạnh, khoảng 17% YoY trong tháng 5, khi cước thuê container vận chuyển cao và mặt hàng chịu cạnh tranh tương đối gay gắt trên thị trường thế giới.

Nhã Mi

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên