MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dịch vụ "đồng phụ huynh" kỳ lạ: Khi người ta ngại yêu nhưng vẫn muốn có con, cùng đẻ một đứa rồi tính sau nào ngờ lôi nhau vào "ngõ cụt"

08-11-2020 - 15:54 PM | Sống

Trong thế giới mà khoa học sinh học và quyền bình đẳng cho phép người ta có nhiều cách để "xây dựng một gia đình", thì khái niệm "đồng phụ huynh" (tức là có con với người mà bạn không có quan hệ tình cảm và cũng không sống chung) vẫn là một hiện tượng tương đối mới.

Khi Jenica Anderson và Stephan DuVal ấn chuột vào xem hồ sơ trực tuyến của nhau trên trang web Modamily.com - với khẩu hiệu "Một cách mới để xây dựng gia đình" - cả hai đều không có ý định tìm kiếm mối quan hệ yêu đương lãng mạn. Cả 2 đều ở độ tuổi cuối 30, và những dòng tiểu sử tóm tắt của họ cho thấy họ có cùng quan điểm về sức khỏe và giáo dục, có thu nhập ổn định và đang hướng đến một mục tiêu giống nhau: một người bạn đời không cần yêu đương để cùng sinh và nuôi dạy một đứa con.

Và người ta gọi mối quan hệ kiểu đó bằng khái niệm "đồng phụ huynh".

Anderson, 38 tuổi, là một nhà địa chất học từ Montana (Mỹ). Cô đã gặp và nói chuyện với 10 người đàn ông khác nhau - chủ yếu qua trang web mai mối cho những người muốn có con mà không cần mối quan hệ lãng mạn - trước khi có cuộc điện thoại đầu tiên với DuVal, đến từ Vancouver, Canada, vào mùa xuân năm 2019.

Dịch vụ đồng phụ huynh kỳ lạ: Khi người ta ngại yêu nhưng vẫn muốn có con, cùng đẻ một đứa rồi tính sau nào ngờ lôi nhau vào ngõ cụt - Ảnh 1.

Jenica Anderson và Stephan DuVal cùng con gái của họ

Ngay trong đêm, họ đã nhắn tin qua lại với nhau và vào tháng 6 năm đó, cả 2 đã có 1 kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ. Họ nói chuyện, đi bộ đường dài và bơi cùng nhau. DuVal, 37 tuổi, làm nghề quay phim, nói: "Nó khá giống với một buổi hẹn hò. Ngoại trừ việc chúng tôi hoàn toàn thành thật về việc muốn có con sớm mà không có sự ngại ngùng hay lời tán tỉnh nào trong buổi gặp đầu tiên đó. Chúng tôi chỉ muốn đạt mục tiêu chung".

Không muốn bị ràng buộc bởi 2 chữ "TÌNH và YÊU"

Trong một thế giới mà khoa học sinh học và quyền bình đẳng cho phép người ta có nhiều cách khác nhau để "xây dựng một gia đình", thì khái niệm "đồng phụ huynh" (tức là có con với người mà bạn không có quan hệ tình cảm và cũng không sống chung) vẫn là một hiện tượng tương đối mới.

Ban đầu, hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các cộng đồng đồng tính nam, cùng với việc hiến tặng trứng và tinh trùng, thì giờ đây nó đang gia tăng và trở thành xu hướng đối với những người dị tính.

Thống kê cho thấy có hàng chục nghìn người đã đăng ký các trang web mai mối với chi phí khoảng 100 bảng Anh (hơn 3 triệu đồng) một năm.

Dịch vụ đồng phụ huynh kỳ lạ: Khi người ta ngại yêu nhưng vẫn muốn có con, cùng đẻ một đứa rồi tính sau nào ngờ lôi nhau vào ngõ cụt - Ảnh 2.

Trên trang web Coparents.co.uk, ra mắt tại Châu Âu vào năm 2008, 2/3 trong số 120.000 thành viên trên toàn thế giới đều không thuộc cộng đồng LGBT. Trang Modamily.com, ra mắt tại Los Angeles vào năm 2012, có 30.000 thành viên quốc tế, trong đó 80% là người dị tính và 2.000 là người Anh. Tại Vương quốc Anh, trang web PollenTree.com có 53.000 thành viên, trong đó tỷ lệ nữ giới chiếm 60%. Trong thời gian áp lệnh phong tỏa do Covid-19, lượng truy cập của Modamily và PollenTree tăng tới 30-50%.

Giáo sư Susan Golombok, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gia đình của Đại học Cambridge và là tác giả của cuốn sách We Are Family (Tạm dịch: Chúng Ta Là Gia Đình - một cuốn sách mới nghiên cứu về hạnh phúc của trẻ em), đã nghiên cứu các hình thức gia đình mới xuất hiện từ những năm 1980. Bà đã nghiên cứu đủ các kiểu gia đình như: gia đình có con nhờ thụ tinh ống nghiệm, hiến tặng tinh trùng và trứng, và mang thai hộ, hoặc các gia đình đồng tính nữ, đồng tính nam và các bà mẹ đơn thân.

Nhóm của bà Golombok đã nhận thấy xu hướng "sinh con không tình yêu" nổi lên từ năm 2015. Hiện họ đang theo dõi 50 gia đình để xem sự ảnh hưởng của kiểu gia đình này đối với sự phát triển và tâm lý của những đứa trẻ.

Bà Golombok nói: “Mọi người dần dần nhận ra rằng đây là một hiện tượng mới đang có xu hướng gia tăng nhanh. Câu hỏi chính đặt ra cho chúng ta là làm thế nào mối quan hệ giữa cha mẹ, những người không có mối quan hệ lãng mạn, vẫn phát triển, với nhau và với con cái? Tỷ lệ đổ vỡ của các mối quan hệ kiểu đó cao hơn hay thấp hơn?".

Bà Golombok cũng nhận định chất lượng mối quan hệ và mức độ thân thiết của hai bố mẹ tác động mạnh đến đứa trẻ. Tuy nhiên, có thể việc không có quan hệ lãng mạn lại tạo ra môi trường ổn định hơn.

Anderson đã có một cậu con trai nhỏ. Cô chia tay cha đứa trẻ khi thằng bé mới 1 tuổi. Cô đã đăng ký tài khoản vào 2 trang web từ đầu năm 2019. Cô muốn con mình được lớn lên với đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên, cô sống trong một cộng đồng cư dân nhỏ, nơi không có ai sẵn sàng tham gia thỏa thuận nuôi dạy con cái chung với cô. Anderson cũng đã từng cân nhắc và quyết định loại bỏ những người đàn ông mà cô từng hẹn hò trước đó.

Dịch vụ đồng phụ huynh kỳ lạ: Khi người ta ngại yêu nhưng vẫn muốn có con, cùng đẻ một đứa rồi tính sau nào ngờ lôi nhau vào ngõ cụt - Ảnh 3.

Jenica Anderson và Stephan DuVal gặp nhau qua trang web Modamily.com

“Tôi thực sự không muốn có một mối quan hệ lãng mạn. Tôi nghĩ nó sẽ phức tạp", cô nói. “Tôi đã thấy 'công thức truyền thống' không thành công. Stephan và tôi có chung một định hướng - nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc và sống vui vẻ. Tôi và người yêu cũ của tôi từng làm "đồng phụ huynh" rất ăn ý và điều đó cho thấy tôi có những điểm mạnh thực sự để làm theo cách này. Tôi muốn dành những thứ tốt cho đứa trẻ".

Tuy nhiên, cha mẹ của Anderson lại không nghĩ như vậy. “Tôi chắc rằng bố mẹ đã mất ngủ rất nhiều vì những gì tôi đang làm. Cha tôi lo lắng về tài chính. Ở một mức độ nào đó, họ có lẽ còn lo lắng cả về mặt đạo đức".

Ở cách đó hơn 1.200 cây số, Stephan thất vọng vì không thể tìm người chung mong muốn nuôi dạy con cái nên cũng đăng ký tài khoản trên Modamily. “Tôi muốn có một đứa trẻ để cuộc sống có ý nghĩa hơn; rất nhiều người tôi quen biết đã "kết hôn" với công việc của họ", anh nói. "Tôi hy vọng rằng, biết đâu đấy, cuối cùng tôi sẽ tìm thấy sự lãng mạn, nhưng đối với tôi đã đến lúc bắt đầu một gia đình".

Stephan đã gặp 3 người khác trước khi kết nối với Anderson. Anh ngưỡng mộ sự dũng cảm, phong cách nuôi dạy con cái và mối quan hệ gia đình của cô. “Nỗi sợ hãi lớn nhất là tôi sẽ kết đôi với một người không hợp. Nhưng nỗi sợ hãi đó nhanh chóng biến mất khi bắt đầu mối quan hệ kiểu này. Chúng tôi đã nói rất nhiều về các kịch bản nuôi dạy con trẻ. Chúng tôi đã nói về cuộc sống của chính mình, những thứ đã định hình nên con người của chúng tôi ngày hôm nay, những mối quan hệ trong quá khứ”.

Còn Anderson bị thu hút bởi cảm giác phiêu lưu và linh hoạt của Stephan. Cô nói: “Nếu những điều không thể đoán trước đến với chúng tôi, tôi cảm thấy anh ấy có thể thích ứng và giải quyết. Anh ấy có những đức tính tuyệt vời của một người cha. Tôi nhanh chóng cảm thấy tin tưởng vào mối quan hệ đối tác thực sự không rõ ràng mà lại độc đáo này".

Kết thúc kỳ nghỉ cuối tuần đó, Anderson và Stephan đã tìm được đối tác ưng ý. Tháng 9, họ thụ thai tự nhiên thành công.

Dịch vụ đồng phụ huynh kỳ lạ: Khi người ta ngại yêu nhưng vẫn muốn có con, cùng đẻ một đứa rồi tính sau nào ngờ lôi nhau vào ngõ cụt - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Anderson nói: “Ban đầu tôi cho rằng việc thụ thai phải nhờ đến y học, nhưng khi chúng tôi dành thời gian bên nhau, chúng tôi quyết định thử theo cách tự nhiên. Tôi đã theo dõi quá trình rụng trứng của mình, và chúng tôi đã có thai trong một chuyến đi đường bộ ở bờ biển phía Tây".

Hầu hết các mối quan hệ hợp tác nuôi dạy con cái đều có quan hệ tình dục hoặc chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo, một số khác chọn cách làm IVF.

Một năm kể từ ngày Anderson và Stephan gặp nhau lần đầu tiên, con gái họ ra đời.

Khao khát có con đến cháy bỏng

Oliver đã cố gắng nhiều năm để có con với người yêu cũ nhưng đến độ tuổi 40, mối quan hệ của anh đã tan vỡ nhưng khao khát được làm cha thì vẫn luôn hiện hữu. Anh đã đăng ký tài khoản vào The Stork, một trang web có trụ sở tại London dành cho "những người sẵn sàng làm bố mẹ" và nó đã giúp 15 đứa trẻ chào đời.

Oliver nói: “Rất nhiều người bạn của tôi đã có con và kết thúc bằng những cuộc ly hôn tệ hại, tốn kém, chỉ thỉnh thoảng mới được gặp con. Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu kết hợp với ai đó như một người bạn đời và có con mà không cần lãng phí thời gian".

Oliver đã được giới thiệu với Kate và họ đã đạt 93% tổng số điểm trong một bài kiểm tra khả năng hòa hợp.

Dịch vụ đồng phụ huynh kỳ lạ: Khi người ta ngại yêu nhưng vẫn muốn có con, cùng đẻ một đứa rồi tính sau nào ngờ lôi nhau vào ngõ cụt - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Oliver nói: “Không có gì là lãng mạn. Nhưng các nguyên tắc của chúng tôi trong việc nuôi dạy một đứa trẻ đều giống nhau - vui vẻ và tự nhiên, không quá nuông chiều, giáo dục là quan trọng. Rất đơn giản".

Kate giãi bày: “Tôi đã định gặp một người mà tôi sẽ ở bên suốt đời, nhưng tôi đã ngoài 30 tuổi, thời gian trôi qua, khả năng sinh sản sẽ dần yếu đi và có một đứa con rất quan trọng đối với tôi. Oliver khá tốt bụng và dũng cảm. Anh ấy sẽ bảo vệ cả hai mẹ con tôi. Chúng tôi đã làm rất tốt rồi".

4 tháng sau đó, Kate mang thai. Vì cô và Oliver đã quan hệ tình dục với nhau trong những tuần đầu hẹn hò. Oliver nói: “Trong thời kỳ mang thai, chúng tôi đã làm tất cả những việc mà các cặp vợ chồng thường làm: siêu âm thai, mua sắm đồ dùng cho em bé, nhắn tin khi em bé đạp. Tôi cũng có mặt lúc em bé chào đời".

Tưởng đơn giản nhưng không hề dễ dàng

Nhưng mọi chuyện không hoàn toàn đơn giản như cặp đôi này nghĩ. Cho đến tận bây giờ Oliver và Kate vẫn phải giả vờ với gia đình và bạn bè rằng họ từng có một mối quan hệ tình cảm thực sự từ khi gặp nhau cho đến khi con trai họ được 18 tháng tuổi. Họ sợ bị đánh giá về mối quan hệ "đồng phụ huynh".

Kate tâm sự: “Oliver đã chuyển đến phòng của tôi ở chung cho đến khi chúng tôi chia tay. Đó là một trò hề. Cả 2 gia đình chúng tôi đều có lối suy nghĩ khá bảo thủ. Ngay cả bây giờ, chỉ có 1 hoặc 2 người bạn của chúng tôi biết sự thật. Lẽ ra, chúng tôi có thể sống cuộc sống của mình mà không sợ bị phán xét, nhưng thực tế là có con vì tình một đêm có khi còn dễ được mọi người chấp nhận hơn là thế này".

Dịch vụ đồng phụ huynh kỳ lạ: Khi người ta ngại yêu nhưng vẫn muốn có con, cùng đẻ một đứa rồi tính sau nào ngờ lôi nhau vào ngõ cụt - Ảnh 6.

Con trai của Oliver và Kate năm nay đã 4 tuổi. Bé dành cuối tuần và một đêm trong tuần với bố, còn lại ở với mẹ. Oliver và Kate sống cách nhau một giờ lái xe. Họ vẫn đi nghỉ và ăn mừng các ngày lễ với nhau. Mối quan hệ giữa hai đồng phụ huynh giờ giống như bạn thân.

Cả Oliver với Kate đều có người yêu mới. "Không có sự thù hận nào ở đây cả. Tôi hy vọng con trai mình sẽ thấy bố mẹ có mối liên kết tuyệt vời và luôn cho con tình thương, sự ủng hộ. Chúng tôi sẽ giải thích cho con khi nó đủ lớn", Oliver nói. "Tôi nghĩ có những cách tệ hơn để đưa một đứa trẻ đến cuộc đời này. Con trai tôi không cần thấy bố mẹ ôm hôn nhau trong cùng một ngôi nhà để nhận ra cả hai chúng tôi đều yêu thương nó", Kate nói thêm.

6 năm trước, Amy (37 tuổi) ở California sinh con gái Amy với một người bạn lâu năm. Khi đó, cả 2 đều khao khát làm cha mẹ, có cùng quan điểm nuôi dạy trẻ và sống chỉ cách nhau 15 phút đi xe. Suốt 3 tháng liền, họ thảo luận về kế hoạch có con chung và thụ thai thành công ngay lần thử đầu tiên.

Mẹ Amy rất vui vì có cháu ngoại nhưng bố cô lại cho rằng đó là một lựa chọn "tồi tệ".

Khi Emma chào đời, cả cha lẫn mẹ của cô bé ngủ trên sofa để giúp cô cho bé ăn vào ban đêm. Khi Emma lớn lên, họ chia đôi việc chăm con và sắp xếp thời gian biểu sao cho cả hai đều được gần gũi con gái.

"Đã có những lúc tôi thầm cảm ơn vì anh ấy xuất hiện trong cuộc đời của tôi. Chúng tôi chụp ảnh gia đình, hái bí ngô vào Halloween, ăn Giáng sinh và Lễ Tạ ơn cùng nhau. Mọi thứ dường như rất tốt đẹp", Amy kể. Thế nhưng, quãng thời gian sau đó lại trở thành ác mộng bởi cuộc chiến giành quyền nuôi con. "Chúng tôi phải tìm đến nhà trị liệu. Nỗi lo lắng lớn nhất của tôi là phải rời xa Emma, còn anh ấy sợ nhất bị bỏ rơi". Nếu có ai hỏi ý kiến tôi về việc sinh con không cần tình yêu, tôi chắc chắn sẽ khuyên đừng làm thế".

Có lẽ, tìm một đồng phụ huynh để tránh tổn thương nhưng Amy lại cảm thấy mình như vừa trải qua một cuộc ly dị tồi tệ với cuộc chiến tranh giành quyền nuôi con.

Không giống như việc mang thai hộ, đã ăn sâu vào ý thức công chúng, một phần nhờ vào những người nổi tiếng như Elton John và Kim Kardashian West, việc nuôi dạy con theo kiểu "đồng phụ huynh" vẫn ít được hiểu và ít được nói đến.

Patrick Harrison, người sáng lập PollenTree.com, cho biết các trang web có đa số các thành viên làm việc trong lĩnh vực truyền thông, dịch vụ dân sự cấp cao, luật, y tế và ngân hàng, đó là những ngành nghề mà quyền riêng tư được đánh giá cao.

“Có rất nhiều người ở Anh có lẽ không có chung quan điểm rằng đó là một điều tuyệt vời và họ có thể lên tiếng. Các thành viên của chúng tôi giữ giấu hồ sơ vì họ cho rằng đó chẳng phải là việc của ai khác. Họ không cần phần còn lại của xã hội nói với họ đó là điều tốt hay điều xấu".

Bà Golombok cho biết những lo ngại này có thể không hoàn toàn vô căn cứ, nhưng có những mặt lợi. “Mọi người vẫn xem gia đình truyền thống là tiêu chuẩn vàng, và mọi loại hình gia đình khác đều được xem là không phù hợp với chuẩn mực đó. Nhưng phát hiện bao quát trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong hơn 40 năm, kiểu gia đình "đồng phụ huynh" này được điều chỉnh tốt, đôi khi còn hơn những gia đình truyền thống. Mối quan tâm lớn nhất là liệu những đứa trẻ này có thể bị kỳ thị, đánh giá hoặc bắt nạt vì gia đình của chúng hay không".

Mặc dù có nhiều thay đổi trong những thập kỷ gần đây, bà Golombok cho biết rất khó để biết liệu việc nuôi dạy con chung như vậy liệu có trở nên phổ biến hay không. Nó không phải là không có khó khăn, và như với bất kỳ mối quan hệ nào, những mối quan hệ kiểu này cũng có khả năng đổ vỡ.

Trong nghiên cứu năm 2015, nhóm nghiên cứu của giáo sư Golombok phát hiện động cơ chính để một người tìm "đồng phụ huynh" trên mạng là muốn con mình biết mặt cả bố lẫn mẹ đẻ. Vài trường hợp khác lo lắng về chuyện già đi và gánh nặng tài chính.

Nguồn: The Guardian

Theo L.T

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên