Dịch vụ Ngân hàng số Timo xu hướng tất yếu trong tương lai
Cuộc sống ngày càng hiện đại, thời gian con người dành cho di động ngày càng tăng cao. Các ứng dụng di động trong mấy năm gần đây đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống khi nó có thể giúp người dùng đơn giản hóa nhiều nhu cầu từ giải trí, mua sắm cho đến các hoạt động về tài chính.
Dịch vụ Ngân hàng số Timo là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp giữa Global Online Financial Solution Company và ngân hàng VP Bank, đây là ứng dụng công nghệ số hướng tới mục tiêu giúp đơn giản hóa các quy trình, thủ tục của các ngân hàng truyền thống. Trong tương lai, mục tiêu của Timo sẽ vươn đến phục vụ tất cả người dân tại Việt Nam tại tất cả các tỉnh thành và mở rộng sang khu vực Đông Nam Á.
Người dùng khi đăng ký một tài khoản Timo là có thể sở hữu trong tay 3 loại tài khoản nhỏ được cài đặt sẵn trong ứng dụng gồm: Spend Account (Tài khoản chi tiêu hàng ngày), Goal Save (Tài khoản tiết kiệm mục tiêu), và Term Deposit (Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn). Gần đây, với việc tích hợp thêm thẻ tín dụng Timo MasterCard có ưu điểm là thu 0% phí chuyển đổi ngoại tệ khiến dịch vụ này trở lên hấp dẫn trên thị trường. Dịch vụ số Timo trang bị đầy đủ tất cả tính năng quản lý tài chính phổ biến tại các ngân hàng hiện nay, an toàn với nhiều tầng bảo mật, hỗ trợ giao dịch trong và ngoài nước cũng như các khoản đầu tư và tiết kiệm cá nhân, cho phép người dùng dễ dàng quản lý tài chính hiệu quả, mọi lúc mọi nơi.
Điểm hấp dẫn cạnh tranh nổi bật của dịch vụ số Timo, người dùng thẻ Timo cũng không mất phí trong quá trình sử dụng gồm: miễn phí rút tiền tại hơn 15.700 ATM ngân hàng Việt Nam, chuyển tiền miễn phí đến tất cả ngân hàng ngoài hệ thống trong khi mức phí thông thường hiện nay lên đến 11.000 VNĐ/giao dịch. Đặc biệt, Timo hỗ trợ chuyển tiền nhanh 24/7 bằng số thẻ Debit Card (số thẻ Ghi nợ) thông qua hệ thống Napas.
Timo Hangout tại 17 Ngô Quyền là điểm đón tiếp khác hàng đến xác nhận pháp lý trước khi số hoá 100% (Quy trình - KYC / Know Your Customer, gặp mặt trực tiếp để xác minh). Quy trình KYC điện tử phải được các cơ quan chính sách và pháp luật thông qua, nhưng vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam.