MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điểm danh 16 thị xã định hướng lên thành phố năm 2026-2030

Quy hoạch các tỉnh thành thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng đến năm 2030 đưa nhiều thị xã trở thành thành phố.

Điểm danh 16 thị xã định hướng lên thành phố năm 2026-2030- Ảnh 1.

Thị xã Tân Châu

Theo Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, toàn tỉnh An Giang có 27 đô thị, gồm 1 đô thị loại I; 1 đô thị loại II; 2 đô thị loại III; 12 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030 thị xã Tân Châu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

Thị xã Tân Châu sẽ là đô thị động lực phía Bắc, tập trung phát triển kinh tế vùng biên, đầu mối giao thương quốc tế tại cửa khẩu Vĩnh Xương…

Thị xã Giá Rai

Theo Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, Bạc Liêu xây dựng 17 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại I (thành phố Bạc Liêu); 1 đô thị loại III (thị xã Giá Rai); 5 đô thị loại IV; 10 đô thị loại V. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, thị xã Giá Rai trở thành thành phố.

Giá Rai sẽ trở thành đô thị trung tâm tổng hợp thuộc tỉnh, là cầu nối giữa thành phố Bạc Liêu với thành phố Cà Mau, có chức năng phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản, phát triển đô thị, du lịch. Xây dựng Giá Rai thành trung tâm công nghiệp chế biến nông thủy sản cho bán đảo Cà Mau.

Thị xã Hoài Nhơn

Theo Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, Thị xã Hoài Nhơn được định hướng trở thành thành phố, là cửa ngõ phía Bắc, đồng thời là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển phía Bắc tỉnh Bình Định.

Thị xã Bình Long - Phước Long - Chơn Thành

Theo Quy hoạch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030, trong giai đoạn 2026 – 2030, Bình Phước phấn đấu đưa Đồng Xoài lên thành thành phố loại II, các đô thị Phước Long, Bình Long, Chơn Thành sẽ đạt tiêu chuẩn thành phố loại III. Đồng thời, sẽ có một số đơn vị hành chính dự kiến sẽ được sắp xếp lại từ nay đến 2030.

Thị xã La Gi

Theo Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận có 16 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II là thành phố Phan Thiết, 1 đô thị loại III (thành phố La Gi), 3 đô thị loại IV (Phan Rí Cửa, Liên Hương, Võ Xu), 11 đô thị loại V (Vĩnh Tân, Chợ Lầu, Lương Sơn, Ma Lâm, Thuận Nam, Tân Nghĩa, Tân Minh, Sơn Mỹ, Lạc Tánh, Đức Tài, Phú Quý).

La Gi sẽ là đô thị động lực của tỉnh, trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghiệp tập trung, khai thác, chế biến hải sản thuộc tiểu vùng phía Nam tỉnh Bình Thuận; trung tâm du lịch sinh thái biển, du lịch văn hóa, lịch sử cấp vùng.

Thị xã Kinh Môn

Theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2030, Hải Dương phát triển hệ thống đô thị của tỉnh với 28 đô thị, trong đó: 14 đô thị hiện hữu và thêm mới 14 đô thị, bao gồm: 01 đô thị loại I là thành phố Hải Dương; 01 đô thị loại II là thành phố Chí Linh; 01 đô thị loại III là thị xã Kinh Môn (dự kiến thành lập thành phố); 07 đô thị loại IV; 18 đô thị loại V trong đó có 4 đô thị hiện hữu, 2 đô thị đã được công nhận mới, 12 đô thị nâng cấp trên cơ sở nâng cấp các xã nông thôn.

Thị xã Sông Cầu

Theo Quy hoạch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2030, tỉnh Phú Yên có 18 đô thị bao gồm: 1 đô thị loại I (thành phố Tuy Hòa); 1 đô thị loại II (thành phố Sông Cầu); 1 đô thị loại III (thị xã Đông Hòa); 6 đô thị loại IV (đô thị Củng Sơn, Phú Thứ, Tuy An, La Hai, Hai Riêng, Phú Hòa); 9 đô thị loại V (đô thị Tân Lập, Sơn Long, Sơn Thành Đông, Hòa Trị, Xuân Phước, Xuân Lãnh, Trà Kê Sơn Hội, Hòa Mỹ Đông, Phong Niên).

Trong đó, thị xã Sông Cầu định hướng phát triển trở thành thành phố du lịch. Đô thị Sông Cầu là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh Phú Yên về kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch và công nghiệp, là đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Phú Yên, có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng. Phát triển theo hướng đô thị du lịch biển trên cơ sở khai thác các lợi thế đặc trưng của địa phương.

Thị xã Phú Thọ

Theo Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, tỉnh sẽ nâng cấp thị xã Phú Thọ lên thành phố. Hiện tại, thị xã Phú Thọ là đô thị loại III; dự kiến đến năm 2030 địa phương sẽ đạt tiêu chí đô thị loại II.

Trong tương lai, cùng với TP Việt Trì, các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Ba, Phù Ninh, thị xã Phú Thọ có vai trò động lực phát triển kinh tế về công nghiệp, xây dựng, trung tâm văn hóa lễ hội, dịch vụ, hành chính của tỉnh. Khu vực này tiếp tục thu hút đầu tư phát triển, trong đó tập trung vào 2 tuyến hành lang kinh tế dọc 2 tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và cao tốc Bắc - Nam phía Tây, các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.

Ngoài ra từ nay đến 2030, vùng liên huyện của thị xã Phú Thọ còn trở thành vùng động lực phát triển công nghiệp, dịch vụ nhất là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, dịch vụ, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, các lĩnh vực về giáo dục, y tế và logistics của tỉnh.

Thị xã Quảng Yên - Thị xã Đông Triều

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị; Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên.

Thị xã Trảng Bàng - Thị xã Hòa Thành

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, giai đoạn 2026-2030, tỉnh sẽ nâng cấp Thị xã Trảng Bàng - Thị xã Hòa Thành lên thành phố.

Thị xã Nghi Sơn

Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, toàn tỉnh có 47 đô thị; trong đó, 1 thành phố là đô thị loại I (Đô thị Thanh Hóa); 2 đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn; thành phố Nghi Sơn); 4 đô thị loại IV (huyện Hà Trung sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn; thành lập mới 3 thị xã gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương); 40 đô thị loại V.

Thị xã Cai Lậy

Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 25 đô thị, gồm 1 đô thị loại I (thành phố Mỹ Tho), 2 đô thị loại III (thành phố Gò Công và thành phố Cai Lậy), 8 đô thị loại IV (Mỹ Phước, Cái Bè, An Hữu, Chợ Gạo, Tân Hiệp, Vĩnh Bình, Tân Hòa, Vàm Láng), 14 đô thị loại V trong đó có 2 đô thị xây dựng mới là Phú Thạnh và Tân Điền. Huyện Châu Thành đạt một số tiêu chí của thị xã.




Thái Quỳnh

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên