Điểm danh 4 “kẻ khó ưa” bạn sẽ gặp ít nhất một lần khi bước chân vào nơi làm việc mới
Ngay cả khi bạn được làm việc trong một môi trường tốt, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ được làm việc với tất cả đồng nghiệp tuyệt vời. Trong mỗi công ty, luôn có ít nhất 4 loại người bạn cần phải để tâm tới và biết cách để đối phó với họ.
- 30-05-20173 điều lý giải vì sao kỹ năng bán hàng giỏi làm nên những CEO xuất sắc
- 23-05-20171% người tài giỏi và giàu có nhất thế giới chia sẻ 6 kỹ năng “chủ chốt” giúp họ gây dựng sự nghiệp thành công
- 20-04-2017Không cần thông minh xuất chúng, bạn vẫn có thể thành công nhờ 4 kỹ năng cơ bản này
- 15-04-2017Giao tiếp giỏi chưa phải kỹ năng quan trọng nhất, đây mới là điều khiến bạn trở nên ấn tượng hơn!
Người biết tuốt
Đây thực sự là một bài học lớn cho những ai chuẩn bị bắt đầu với một chức vụ mới. Bài học này có thể đến từ người hướng dẫn của bạn, hay đôi khi chính là những người đồng nghiệp. Có những người tự cho mình là am hiểu mọi thứ và luôn sẵn sàng chỉ cho bạn những việc bạn phải làm ngay cả khi bạn không hề yêu cầu được giúp đỡ.
Elizabeth Reeve, một thực tập sinh tại đại học Wells, đã có một thời gian làm việc tại đại học Johns Hopkins, cho biết: "Tôi đã cùng làm việc với một người đồng nghiệp lớn hơn mình 5 tuổi ở cùng một chức vụ. Cô ấy luôn chỉ cho mọi người những công việc phải làm, cách dạy dỗ những đứa trẻ, và đưa ra những lời khuyên mà không ai nhờ tới".
Lời khuyên được đưa ra ở đây là bạn không được phép để cho người khác quyền đánh giá thấp bạn. Cách tốt nhất để đối phó với những người như thế này chính là giữ thái độ bình tĩnh và một cái đầu lạnh.
Hãy dựa vào những sự thật xung quanh để đưa ra bằng chứng cho việc làm đúng đắn của bạn. Tuy nhiên, nếu việc này không ảnh hưởng gì đến khách hàng hay khả năng làm việc của bạn, việc tốt nhất mà bạn nên làm chính là để mọi chuyện thuận theo tự nhiên.
Đôi lúc, bạn có thể sẽ cảm thấy thật khó chịu khi bên cạnh luôn có một người lúc nào cũng nhắc nhở bạn phải làm việc này việc kia dù bạn đã biết, đừng phí phạm thời gian để nghiêm trọng hóa vấn đề, mà hãy lặng lẽ coi những lời nói của họ như gió thoảng qua tai.
Người hay chế giễu và đùa cợt
Đây là những đồng nghiệp mà bạn sẽ khó lòng có thể nhận dạng ngay từ ban đầu. Cách nhận biết dễ nhất đó là đây chính là người luôn luôn chọc ngoáy và làm trò tiêu khiển với một số người nhất định, kể cả đó có phải là người làm việc giỏi nhất phòng hay không. Tuy nhiên, đôi khi những kẻ chơi khăm này lại khiến cho không khí trong phòng trở nên căng thẳng bởi chính những trò đùa họ tạo ra.
Có những lúc, công việc tưởng chừng như dễ dàng lại thách thức sự kiên nhẫn và khả năng kiềm chế của bạn. Khi một người đồng nghiệp của bạn làm trò tiêu khiển chỉ để biết rằng ai là người cô ta quý và ai không nằm trong danh sách đó. Việc bị đưa vào “sổ đen” chẳng khác nào việc bạn phải chấp nhận với những trò đùa vô bổ và đôi khi là thô lỗ, những câu nói xoáy khiến bạn phải cảm thấy bực dọc và khó chịu hết mức.
Để đối phó với loại người này, đầu tiên, hãy lờ đi những hành động của người đồng nghiệp “khó ưa”. Thay vào đó, hãy tập trung hơn vào công việc của bạn thay vì những gì người kia đang cố gắng làm để khiến bạn khó chịu bởi lẽ bạn không hề cần phải lấy lòng bất kì ai để giúp mình hoàn thành công việc được giao.
Tất nhiên, bạn sẽ không tránh khỏi những lúc nóng giận. Thế nhưng, hãy luôn để tâm rằng, việc nổi khùng lên chỉ khiến hình ảnh của bạn xấu hơn trong mắt những người khác mà không làm sự việc tiến triển tốt đẹp hơn. Hãy nghĩ về những khó khăn bạn sẽ gặp phải sau khi phản bác đối phương.
Cuối cùng, sau khi đã nghĩ thông suốt, nếu bạn vẫn muốn giải quyết vấn đề mà không gây ầm ĩ, hãy nói chuyện trực tiếp với người đó và giải thích cho họ hiểu rằng những hành động của họ đang khiến công việc của bạn không được thuận lợi và yêu cầu họ dừng lại.
Người lười biếng
Khi bạn là một công nhân chăm chỉ, bạn sẽ nhận được cho mình những lợi ích nhất định nhưng kèm theo đó luôn có cả những rủi ro. Một trong những khó khăn mà bạn cần để tâm chính là những người lười biếng thường xuyên trốn việc. Họ không chỉ làm chậm tiến độ của bản thân mà đôi lúc còn làm chậm cả quá trình của bạn.
Ashely Kuinlan, một sinh viên năm cuối của đại học Penn State, quyết định sẽ giải quyết vấn đề mà cô ấy gặp phải khi trong nhóm của cô có một thành viên lười nhác. Ashely nói: “Khi chúng tôi đang đi cắm trại, tôi và em trai cùng kết hợp với một thành viên khác. Cô ấy dường như không hề đóng góp gì trong việc dựng trại, ngược lại còn cư xử hệt như một đứa trẻ. Trong trường hợp đó, tôi đã đưa cho cô ấy một số công việc đơn giản nhưng đòi hỏi cô ấy phải nhanh chóng hoàn thành chúng. Đó là cách mà cô ấy đã dần trở thành một thành viên tốt hơn trong đội của tôi".
Người thiếu chuyên nghiệp và hay chỉ trích
Ngoài việc ỷ lại vào người khác, những người này thường đưa ra lời nhận xét tiêu cực, gây khó chịu và có thể thực sự khiến cho môi trường làm việc của bạn bị ảnh hưởng. Để đối phó với những người đồng nghiệp như thế này, bạn cần phải sử dụng biện pháp mạnh.
DeTemple, một người đã có kinh nghiệm làm việc với những đồng nghiệp thiếu chuyên nghiệp vô số lần trong suốt quãng thời gian đi làm của mình, chia sẻ: Khi 15 tuổi, cô ấy bắt đầu làm việc với một người lớn gấp đôi tuổi mình và đồng thời là một người hay đưa ra những lời chỉ trích rất khó nghe. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, cô còn quá trẻ để có thể kiểm soát và xử lí những tình huống như vậy.
Sau khi lên nói chuyện trực tiếp với giám đốc, cô không những chẳng nhận được sự giúp đỡ nào mà còn gặp một tai nạn đáng sợ khi người đồng nghiệp bám theo cô về đến tận nhà. Mọi suy nghĩ thay đổi, DeTemple quyết định đến thẳng tổng công ty để trình bày về vấn đề mình gặp phải.
Cuối cùng, tổng công ty đã ngay lập tức lệnh cho giám đốc sa thải người nhân viên thiếu chuyên nghiệp kia. Tuy rằng không có ai cảm thấy vui mừng khi sự việc xảy ra, nhưng ít nhất DeTemple có được cho mình một bài học lớn trong đời: “Sẽ không có một sự nghiệp hay một mức lương nào là đủ để có thể bù đắp cho những tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần của bạn".