Điểm danh những cổ phiếu đi ngược dòng khi chứng khoán rớt hơn 100 điểm
QCG hiện dẫn đầu tốp 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE, sau đó là cổ phiếu TTE (tăng 21,3%), TNC (tăng 13,3%), QBS (tăng 12,8%) và SCD (tăng 7,4%).
- 20-04-2024Công ty sở hữu khách sạn Daewoo của bà Trương Mỹ Lan báo lỗ gần 700 tỷ đồng năm 2023
- 20-04-2024Chứng khoán VNDirect (VND) báo lãi quý 1 cao gấp 4 lần cùng kỳ, tự doanh mạnh tay mua thêm hàng trăm tỷ cổ phiếu
- 20-04-2024Chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” gần nửa triệu tỷ vốn hóa trong một tuần
Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 14 đến 19-4, VN-Index giảm hơn 100 điểm so với cuối tuần trước, xuống mức 1.174 điểm. Đây là tuần giảm điểm mạnh nhất từ đầu năm đến nay.
Thanh khoản trên sàn HoSE đạt hơn 130.589 tỉ đồng, tăng 36,1% so với tuần trước, cho thấy áp lực bán đã gia tăng rất mạnh.
Trái ngược với diễn biến "đỏ lửa" của thị trường và hàng trăm mã chứng khoán khác, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai vẫn ghi nhận mức tăng gần 24% và chốt tuần ở 17.850 đồng/cổ phiếu. Trong 5 phiên gần nhất, QCG đã có 3 phiên tăng kịch trần và 2 phiên tăng mạnh với biên độ trên 4%.
QCG cũng là cổ phiếu dẫn đầu trong tốp 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HoSE trong tuần. Tiếp sau là các mã TTE (tăng 21,3%), TNC (tăng 13,3%), QBS (tăng 12,8%) và cuối cùng là SCD (7,4%).
Tính xa hơn, cổ phiếu QCG đã tăng giá gần gấp đôi (+94%) trong vòng 1 tháng trở lại đây và đang cao gấp hơn 3 lần (+329%) mức giá cách nay 1 năm.
Diễn biến tăng sốc của cổ phiếu QCG thời gian gần đây diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp vừa bị tòa án yêu cầu phải hoàn trả lại số tiền hơn 2.800 tỉ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai không có gì nổi bật, với doanh thu thuần năm 2023 chỉ đạt 432 tỉ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 3,2 tỉ đồng, chỉ bằng 10% kết quả đạt được năm 2022.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 của công ty âm gần 33 tỉ đồng, trong khi năm 2022 cũng âm hơn 121 tỉ đồng. Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai đạt gần 9.600 tỉ đồng, trong đó phần lớn là tồn kho với số dư cuối kỳ hơn 7.000 tỉ đồng (chiếm gần 75%).
Đáng chú ý, doanh nghiệp này chỉ còn vỏn vẹn 28 tỉ đồng tiền mặt. Ngoài ra, khoản vay nợ tài chính đến hơn 4.500 tỉ đồng, chiếm gần một nửa tổng nguồn vốn, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Ở chiều ngược lại, tốp 5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất tuần có FIR (giảm 23,4%), ST8 (giảm 21,2%), DXG (giảm 21,2%), BSI (giảm 20,7%) và NHA (giảm 19%).
Cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần là FIR của Công ty CP Địa ốc First Real, hiện có giá 6.560 đồng/cổ phiếu. Trong 10 phiên trở lại đây, cổ phiếu này không có phiên tăng giá nào khi có 3 phiên giảm sàn, 6 phiên giảm và 1 phiên đứng yên. Nếu so với đầu năm, cổ phiếu FIR đã "bốc hơi" hơn 66%.
Theo báo cáo tài chính mới đây, kết quả kinh doanh của First Real có nhiều tín hiệu khả quan. Cụ thể, doanh thu trong quý I/2024 (từ 1-10-2023 đến 31-12-2023) đạt 54,3 tỉ đồng, tăng hơn 60% so quý trước (năm tài chính kết thúc 30-9) nhưng thấp hơn 1 tỉ đồng so với cùng kỳ.
Tương tự, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong quý đạt 9,7 tỉ đồng, tăng gấp 5 lần so với mức 1,8 tỉ đồng ở quý trước nhưng giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Người Lao Động