Điểm lại hành trình của Microsoft và vị thuyền trưởng Satya Nadella đánh bại kỳ vọng của phố Wall
Từng cận kề của sự sụp đổ vào năm 2012, nhưng làm thế nào Microsoft dưới thời thuyền trưởng Satya Nadella có thể trỗi dậy và đánh bại mọi dự báo bi quan của phố Wall?
- 18-07-2018Microsoft bắt tay với chuỗi siêu thị Walmart nhằm lật đổ Amazon trên mọi phương diện
- 14-06-2018Điểm mặt 15 công việc nhận lương tối thiểu 170.000 USD/năm tại Microsoft
- 13-06-2018Các gã khổng lồ công nghệ đang dần chia làm 2 phe: Microsoft và Apple một bên, Google và Facebook bên còn lại...
- 05-06-2018Những người trẻ tuổi bỗng chốc sở hữu nhiều cổ phiếu Microsoft hơn cả CEO hay Chủ tịch của hãng này, chỉ xếp sau Bill Gates
- 05-06-2018CHÍNH THỨC: Microsoft thâu tóm GitHub với giá 7,5 tỷ USD
Năm 2012, Microsoft tưởng chừng như đang bên bờ vực của sự sụp đổ.
Họ có quý lỗ đầu tiên trong lịch sử công ty, khi chiến lược smartphone của họ thất bại trước sự trỗi dậy của dòng iPad và iPhone của Apple. Thương vụ thâu tóm công ty quảng cáo aQuantive trị giá 6,3 tỷ USD tiền mặt vào năm 2007 đã không làm xoay chuyển tình hình thua lỗ kéo dài 5 năm nay của công cụ tìm kiếm Bing, và phiên bản tiếp theo cho hệ điều hành của họ, Windows 8, đã phải chịu hàng loạt lời chỉ trích.
Sau 12 năm dưới quyền CEO Steve Ballmer, người khổng lồ phần mềm này cần một đợt reset toàn bộ. Họ vẫn là một người khổng lồ, nhưng khi ngừng tăng trưởng, câu chuyện về họ sẽ không còn ai quan tâm nữa (hãy xem IBM là ví dụ).
Sáu năm sau, công ty dường như đang ở một con đường rất khác biệt. Các nhà đầu tư gần như lạc quan về cổ phiếu, và công ty đang báo cáo doanh thu tăng trưởng ở mức hai con số đồng đều trong cả năm qua.
Điều gì làm nên khác biệt này. Satya Nadella. Các nhà phân tích nói với trang Quartz rằng nhiệm kỳ đầu tiên của vị CEO này vào năm 2014 đã sang một trang mới cho công ty. Nó bắt nguồn từ lịch sử của Nadella tại Microsoft, và các nấc thang trong hành trình kéo dài 19 năm tại công ty tới chức vụ chủ tịch mảng kinh doanh đám mây của công ty vào năm 2011 (mảng này sau đó có tên “Server and Tools” và giờ là “Intelligent Cloud”) và cuối cùng là vị trí cao nhất.
Ngày 19 tháng Bẩy tới đây, Microsoft sẽ thông báo thu nhập hàng quý của mình, và các nhà đầu tư đã dự đoán công ty sẽ đánh bại mọi kỳ vọng; cổ phiếu đang ở mức cao kỷ lục, khoảng 104 USD/cổ phiếu vào thứ Sáu ngày 13 vừa qua.
Hướng tới đám mây
Nadella nhanh chóng thực hiện các thay đổi, đưa nền tảng đám mây Azure mà Ballmer tạo lập thành trung tâm tại Microsoft. Ông cho phép Linux, hệ điều hành mã nguồn mở từng bị ông Ballmer gọi là “căn bệnh ung thư”, được sử dụng trên nền tảng Azure. Microsoft cũng bắt đầu triển khai các sản phẩm Office của mình trên iOS và Android theo những cách có ý nghĩa, và công ty bắt đầu ra mắt các phần cứng mới như máy tính Surface và thiết bị thực tế tăng cường Hololens.
Brent Bracelin, nhà phân tích tại KeyBank cho biết. “Những gì Microsoft đã thực sự làm đúng là chuyển sang cách tiếp cận ưu tiên đám mây và di động, đằng sau sự lãnh đạo mới. Satya đã đến và tỏa sáng, trở thành chất xúc tác chính đóng góp cho mức tăng giá cổ phiếu gần gấp đôi trong những năm qua.”
Trải nghiệm đám mây của Nadella là chìa khóa cho tương lai của Microsoft – các nhà phân tích xem điều này như một thị trường còn non trẻ, nhưng các công ty công nghệ lớn có thể sử dụng các trung tâm dữ liệu hiện tại để kiếm được hàng tỷ USD.
Bracelin cho rằng những công ty lớn nhất trong mảng đám mây, như Amazon, Microsoft và Google cho đến nay có thể mới chỉ chiếm lĩnh 12% thị phần, và vẫn còn vô số cơ hội tăng trưởng ở phía trước. Các con số thống kê cũng ủng hộ nhận định đó: cả Azure và AWS đã tăng trưởng đều đặn với tốc độ 45-90% trong những quý gần đây.
Mảng đám mây cũng làm khách hàng trả tiền cho các dịch vụ trên những máy chủ của Microsoft, một trụ cột khác cho thành công gần đây của công ty.
Khoản tiền trong dài hạn
Từ lâu Microsoft đã gắn chặt với các khách hàng doanh nghiệp bằng những hợp đồng cấp phép và các doanh nghiệp nhỏ với phí thuê bao, nhưng với các sản phẩm người tiêu dùng như Office 365 và đám mây cá nhân như OneDrive, việc chuyển sang mô hình thuê bao chỉ bắt đầu từ thời ông Nadella. Đầu năm nay, công ty cho biết, họ có gần 30 triệu thuê bao trả phí hàng năm cho Office 365.
Công ty sử dụng mô hình này như một thỏa thuận win-win cho bản thân và người dùng. Microsoft có thể giữ chân người tiêu dùng trong hệ sinh thái của mình trong nhiều năm tới, với tiềm năng gia tăng doanh thu khi bán thêm bộ nhớ lưu trữ trong Word, Excel và PowerPoint. Trong khi đó, thay vì bỏ tiền cho cả bộ phần mềm lớn trong mỗi năm, khách hàng chỉ phải trả một khoản nhỏ hàng năm những vẫn được truy cập phần mềm mới nhất.
Bổ sung mức tăng trưởng về số lượng thuê bao và dịch vụ đám mây này vào LinkedIn (khi doanh thu tăng 37% trong quý trước so với cùng kỳ năm ngoái) và Bing, đã tăng trưởng với tốc độ 10% mỗi năm trong 4 quý trước, và doanh thu từ các dự án KeyBank dự báo sẽ chiếm 45% tổng doanh thu của Microsoft vào 2020, so với mức 16% vào năm 2016.
Chơi nhiều hơn, nhiều tiền hơn
Trong khi mọi sự chú ý đều dồn vào các sản phẩm năng suất, mọi người sẽ dễ dàng quên mất rằng Microsoft còn những chiếc Xbox, một thiết bị chơi game. Doanh thu từ game của công ty đã tăng 18% trong quý vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 2,25 tỷ USD.
Cũng như các mảng kinh doanh khác của Microsoft, các giám đốc điều hành Xbox đang tập trung vào việc giữ chân game thủ thông qua trả tiền hàng tháng hoặc hàng năm.
Nhà phân tích của Barclays, Raimo Lenschow cho biết trong ghi chú của mình: “Microsoft đang thay đổi cách họ kiếm tiền từ lĩnh vực game bằng cách chuyển hướng các dịch vụ thuê bao trả phí, tương tự như cách chúng ta đang thấy với Office 365.”
Từ lâu Microsoft đã bán Xbox như một thuê bao để kết nối cỗ máy với internet và chơi online với bạn bè. Nhưng vào tháng Sáu năm 2017, họ thông báo một gói thuê bao mới có tên Game Pass: với 10 USD một tháng, những người thuê bao có thể tải xuống và chơi hàng trăm trò chơi, thay vì phải mua mỗi game riêng lẻ, một mô hình kinh doanh tương tự như Spotify và Netflix.
Chuyển dịch văn hóa
Brad Reback, nhà phân tích tại Stifel Nicolaus, nhấn mạnh rằng thay đổi tại Microsoft không chỉ về mô hình doanh thu.
“Sự thay đổi về văn hóa là điều gì đó không thể xem nhẹ, sự cởi mở của tổ chức, và sự sẵn sàng nắm lấy các loại công nghệ không phải từ Microsoft.” Reback cho biết.
Thay đổi có thể thấy ở Minecraft, thương vụ thâu tóm trị giá 2,5 tỷ USD của Microsoft, vẫn hoạt động trên iPad và máy tính Mac. Nó còn biểu hiện ở việc biến Office 365 thành một nền tảng thuê bao và Linux trên Azure. Nói cách khác, công ty không còn phụ thuộc hoàn toàn sinh mạng của mình vào sự thành công của mỗi lần phát hành Windows nữa.
Ngay cả thương vụ trị giá 7,5 tỷ USD của Microsoft khi thâu tóm GitHub, nơi có lẽ là trung tâm trên internet cho các lập trình viên để chia sẻ và phân phối code, cũng là điều gần như không tưởng dưới thời Ballmer.
Nhưng tầm quan trọng của ông Nadella đối với các công cụ kinh doanh theo mô hình thuê bao và đám mây cũng có nghĩa là đó là cách đánh giá hiệu quả của ông ấy như thế nào.
“Đám mây thương mại là Office 365, Azure và Dynamic 365. Đó là cách (phố Wall) đo lường hiệu quả của Satya, khả năng của ông để chuyển Microsoft từ một công ty về phần mềm máy chủ và máy khách thành một người dẫn đầu về đám mây.” Bracelin cho biết.
Tham khảo Quartz