MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Điểm nóng" mới nổi đang thu hút dòng vốn tỷ USD vào các dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn

19-08-2019 - 15:00 PM | Bất động sản

Trong năm 2019 và những năm tiếp theo, nhìn nhận của nhiều chuyên gia kinh tế cho thấy các thương vụ M

"Chúng tôi cho rằng, các nhà đầu tư từ châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Thị trường cũng đang chứng kiến xu hướng đầu tư từ Hồng Kông tại một số ngành, lĩnh vực. Giai đoạn tới có thể trông đợi các thương vụ quy mô lớn hơn, nhất là các thương vụ thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài", ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM, Trưởng nhóm nghiên cứu MAF nhận định.

Thời gian tới, riêng lĩnh vực bất động sản, rất có thể thị trường sẽ chứng kiến thương vụ Warburg Pincus mua lại cổ phần The Grand Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) tổng vốn đầu tư 600 triệu USD, hay liên doanh các nhà đầu tư Nhật Bản hợp tác với Phú Mỹ Hưng phát triển dự án cao cấp Midtown; Indochina Capital (ICC) và Kajima Corporation liên doanh phát triển chuỗi khách sạn Wínk…

Một xu hướng mới đang xuất hiện rõ nẹt, đó là thị trường M&A 2019 - 2020 sẽ xuất hiện những cơn "sóng lạ" như mua lại các khu công nghiệp, M&A các chuỗi khách sạn, M&A các chuỗi nhà hàng… Theo một số chuyên gia, dưới tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, thì nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chọn Việt Nam là điểm đến quan trọng để dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc trong thời gian tới.

Song song đó, ông Lê Tuấn Bình, Quản lý cấp cao, Phòng Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội cho rằng, hiện các nhà đầu tư ngoại đang đặc biệt quan tâm đến bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, căn hộ dịch vụ, văn phòng, bán lẻ. Đây là các phân khúc có lợi nhuận cao và an toàn trong đầu tư.

"Việt Nam là thị trường mới nổi, có thể so sánh với các thị trường như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc). Do có lợi nhuận cao nên nhiều nhà đầu tư đang rất tích cực tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. M&A bất động sản thời gian tới sẽ bùng nổ", ông Bình nhận xét.

Các dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn đang đổ dồn về nhiều tỉnh, thành vùng ven biển. Trong đó, có những địa phương đã được biết đến như những điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng từ trước, nhưng nay đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm làm mới. Đặc biệt, từ đầu năm 2019 đến nay, hàng loạt "ông lớn" địa ốc TPHCM đã liên tục tìm kiếm các thị trường miền Trung để tung ra những dự án mang đẳng cấp mới.

Đơn cử như nhắc đến các thị trường ven biển phía Nam, thời gian qua khá nhiều siêu dự án đã được các doanh nghiệp rót hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư như Dự án Novaworld Phan Thiết có quy mô lên đến 1.000ha do Novaland đầu tư, hay dự án Novaworld Hồ Tràm tại tỉnh Bà Rịa-Vùng Tàu với quy mô các giai đoạn cũng lên đến cả ngàn ha, đây là đại đô thị nếu được đầu tư đúng nghĩa, sau khi hoàn thành sẽ tạo nên một câu chuyện mới của bất động sản nghỉ dưỡng.

Còn tại khu vực miền Trung, ngoài những thị trường lâu nay được biết đến nhiều như Nha Trang hay Đà Nẵng, thì Ninh Thuận hay Quy Nhơn (Bình Định) đã và đang lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư trong thời gian một năm trở lại đây.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp 6 tháng đầu năm của tỉnh với tổng vốn đầu tư ước đạt 13.470 tỷ đồng, đạt 88% kế hoạch năm, gấp 2,46 lần cùng kỳ năm trước. Hoạt động thu hút đầu tư và phát triển có chuyển biến tích cực. Lĩnh vực du lịch - một trong 4 ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh có nhiều khởi sắc.

Điểm nóng mới nổi đang thu hút dòng vốn tỷ USD vào các dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn - Ảnh 1.

Nhiều dự án khách sạn, khu resort đã và đang được triển khai dọc bờ biển Ninh Chữ.

Thời gian gần 2 năm qua, các khu nghỉ dưỡng mới được hình thành. Minh chứng sống động nhất, trong năm 2018, 2019 nhiều doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực bất động sản, du lịch và du lịch nghỉ dưỡng đến Ninh Thuận khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực du lịch như Công ty CP Vinpearl, Công ty CP T&T, Công ty Mũi Dinh Ecopark, Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland, Công ty CP Tập đoàn FLC... Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 61 dự án đầu tư về du lịch - nghỉ dưỡng, với tổng diện tích trên 1.986 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư trên 20.000 tỷ đồng.

Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án "khủng" với tổng vốn hơn 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, Dự án Tổ hợp khách sạn, khu thương mại, căn hộ du lịch Dubai Tower tại phường Mỹ Hải (Tp. Phan Rang-Tháp Chàm) với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.009 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận tại xã Phước Diêm (Thuận Nam), với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.000 tỷ đồng; Dự án Khu Resort nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực tại thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải) với tổng vốn đăng ký đầu tư 550 tỷ đồng; Dự án SunBay Park Hotel & Resort tại phường Mỹ Bình (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) có tổng vốn đầu tư 4.779 tỷ đồng.

Cùng với một số dự án quy mô lớn đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ như: Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Hoàn Mỹ; Tổ hợp nghỉ dưỡng Amina Ninh Chữ… 4 dự án "khủng" này cũng đang được các nhà đầu tư triển khai thực hiện, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2022.

Theo ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Crystal Bay cho rằng tỉnh Ninh Thuận cần lập quy hoạch du lịch bền vững tập trung vào du lịch - nghỉ dưỡng và xây dựng các điểm đến với nhiều trải nghiệm mới hút du khách. Ninh Thuận đã trở thành 1 chân kiềng vững chắc trong vùng liên kết du lịch Nam miền Trung - Tây Nguyên. Một hành trình, nhiều điểm đến là điều kiện thỏa mãn nhu cầu đa trải nghiệm với những màu sắc hoàn toàn khác biệt, tạo ra lực hút du khách mới và đón du khách quay lại nhiều lần.

Đại diện Crystal Bay chia sẻ thêm, hiện nay công suất sử dụng phòng các khách sạn tại Ninh Thuận đã lên tới 80- 90%, vì vậy các doanh nghiệp khác trong tỉnh cần tích cực đầu tư thêm các khách sạn phục vụ lưu trú để khách vào Ninh Thuận không gặp khó khăn khi tìm phòng.

Cùng quan điểm, nhiều nhà đầu tư, đại diện các doanh nghiệp khác cũng đã kiến nghị với tỉnh một số vấn đề liên quan về lĩnh vực này như: sử dụng hiệu quả nguồn đất có lợi thế để đầu tư các dự án trọng điểm thu hút du khách; tháo gỡ khó khăn trong việc cung cấp nguồn vật liệu đủ lớn, chất lượng để đẩy nhanh thực hiện các dự án xây dựng công trình hạ tầng du lịch, các cơ sở lưu trú phục vụ du khách; đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá hình ảnh của tỉnh Ninh Thuận…

Đặc biệt, Quyết định số 25/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về ban hành Quy định cơ chế thu hút phát triển du lịch trọng điểm có đẳng cấp cao trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã mở ra nhiều cơ hội mới tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch, thu hút nhiều dự án đầu tư du lịch dải ven biển từ Bình Tiên đến Mũi Dinh có quy mô tầm cỡ quốc gia và khu vực.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã đồng ý bổ sung các khu du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, Cà Ná - Mũi Dinh vào các khu du lịch quốc gia thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đây là cơ sở để hàng loạt dự án BĐS du lịch nghìn tỷ sẽ được phát triển ở khu vực phía Nam tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, Chính phủ đồng ý chủ trương được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp như quy định đối với các tỉnh Tây Nguyên; đồng ý chủ trương việc ngân sách Trung ương bố trí 100% vốn đối ứng cho các dự án ODA phần cấp phát triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; việc sử dụng nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách…

Trên những cơ sở này, Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2020 đón 2,5 triệu lượt khách (khách quốc tế chiếm khoảng 8 - 10%), ngành du lịch đóng góp 12% GRDP, doanh thu đạt khoảng 1.450 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 13% lao động của toàn tỉnh, từ đó trở thành ngành kinh tế động lực, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác phát triển.

Nam Phong

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên