MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Điểm nóng TTCK tuần 23/12 – 29/12] Chứng khoán Việt Nam và thế giới diễn biến tích cực

Về kỹ thuật, thị trường có thể phục hồi với mô hình 2 đáy nhỏ, bên cạnh đó tín hiệu phân kỳ của chỉ số VNIndex với đường chỉ báo có thể củng cố cho nhịp phục hồi từ vùng hỗ trợ hiện tại đến ngưỡng kháng cự gần ở khu vực 981 điểm.

1.TTCK Việt Nam phục hồi

Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường giao dịch tích cực. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa dừng ở mức 963.51 điểm và HNX-Index chốt phiên ở 102.6 điểm.

[Điểm nóng TTCK tuần 23/12 – 29/12] Chứng khoán Việt Nam và thế giới diễn biến tích cực - Ảnh 1.

Chỉ số VN-Index trong 3 tháng gần đây


Tuần qua thị trường giao dịch khá ảm đạm vào đầu tuần nhưng đến gần cuối tuần thì VN-Index đã có xu hướng hồi phục tích cực hơn. Theo các chuyên gia MBS, thanh khoản đang trong xu hướng giảm kể từ đầu tuần và sự không đồng thuận của các nhóm cổ phiếu lớn là nguyên nhân khiến thị trường trượt dốc về cuối phiên, nhịp rung lắc có thể tiếp diễn ở xung quanh mốc 960 điểm trong các phiên tới.

Về kỹ thuật, thị trường có thể phục hồi với mô hình 2 đáy nhỏ, bên cạnh đó tín hiệu phân kỳ của chỉ số VNIndex với đường chỉ báo có thể củng cố cho nhịp phục hồi từ vùng hỗ trợ hiện tại đến ngưỡng kháng cự gần ở khu vực 981 điểm.

Đối với thị trường CK phái sinh, 4 hợp đồng đều có sự tăng nhẹ về thanh khoản trong các phiên giao dịch trong tuần. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt mức trung bình, tương ứng đạt 79.773 hợp đồng.

2. TTCK Thế giới có 1 tuần phục hồi

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục thể hiện sự lạc quan của các nhà đầu tư khi tiếp tục tăng lên mức cao mới. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 28.645 điểm (tăng 0,67%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 9.006 điểm (tăng 0,92%), và chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 3.240 điểm (tăng 0,59%).

Cổ phiếu Amazon dẫn đầu nhóm ngành bán lẻ đã tăng vượt trội so với các nhóm cổ phiếu khác. Hôm thứ ba, Tổng thống Donald Trump đã nói với các phóng viên rằng ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm gặp nhau để ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Tuy nhiên, các chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được công bố.

Các chỉ số chứng khoán châu Âu đã ghi nhận mức tăng nhỏ trong tuần. Chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh đóng cửa ở 7.644 điểm (tăng 0,82%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 13.337điểm (tăng 0,14%), và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 6.037 điểm (tăng 0,27%).

Tuần qua không có tin tức đáng chú ý nào ở châu Âu, nhưng các nhà phân tích cho rằng thị trường châu Âu được hưởng lợi từ tâm lý tích cực kỳ vọng về thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chứng khoán Nhật Bản gần như không thay đổi trong tuần. Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 23.837 điểm (tăng 0,09%). Đồng yên cũng hầu như không thay đổi và đóng cửa ở mức 109,51 yên/đô la Mỹ. Theo khảo sát của Bloomberg, lợi suất thấp liên tục trên thị trường trái phiếu Nhật Bản đã khiến rủi ro tăng lên đối ở một số ngân hàng khu vực.

Có tới 20 trong số 29 ngân hàng được khảo sát đã cắt giảm phân bổ trái phiếu chính phủ Nhật Bản bổ sung trái phiếu xếp hạng BBB (hạng thấp nhất trong mức độ an toàn đầu tư). Báo cáo của Bloomberg cũng chỉ ra rằng các ngân hàng đang phải vật lộn để tạo ra doanh thu. Thủ tướng Shinzo Abe sẽ có các cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in để thảo luận các biện pháp hợp tác kinh tế lớn hơn, cũng như phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm tuần thứ tư liên tiếp khi các nhà đầu tư lạc quan về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 3.005 điểm (tăng 0,03%) và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 28.225 điểm (tăng 1,27%).

Trong khi đó dữ liệu kinh tế cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc. Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp đã tăng 5,4% trong tháng 11 so với một năm trước, tốc độ nhanh nhất trong 8 tháng.

Lê Hằng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên