Điểm sáng Lễ hội mua sắm 11/11 của Trung Quốc
Sau gần 15 năm ra mắt, Lễ hội mua sắm ngày độc thân (11/11) của Trung Quốc luôn là sự kiện giảm giá đáng mong chờ nhất trong năm với người tiêu dùng.
- 11-11-202320.000 xe tải "kẹt cứng" ở biên giới một nước EU: Chuyện gì đang diễn ra ở châu Âu?
- 11-11-2023Phát hiện “nhịp tim” bí ẩn của Trái Đất
- 11-11-2023Nguyên nhân khiến 'xưởng may thế giới' chìm trong biểu tình bạo lực
Theo Cục Bưu chính quốc gia Trung Quốc, chỉ trong 4 ngày đầu tháng 11, nước này đã vận chuyển hơn 2 tỷ đơn hàng chuyển phát, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hôm qua, số lượt xem phát trực tuyến bán hàng trên JD.com đã vượt mốc 320 triệu lượt, hơn 300 thương hiệu ghi nhận doanh thu trên 100 triệu Nhân dân tệ, lượng giao dịch của các gian hàng mới tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ tháng trước.
Trong khi đó, nền tảng Tmall của Alibaba, tính đến hết ngày 10/11 ghi nhận 402 thương hiệu vượt mốc 100 triệu giao dịch, gần 39 nghìn thương hiệu có doanh số bán lẻ vượt mức năm 2022.
Đáng chú ý, các thương hiệu nội của Trung Quốc ngày càng thu hút người tiêu dùng, với 11 trong 20 thương hiệu dẫn đầu về doanh số đến từ các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh những điểm sáng, nhiều số liệu gần đây cho thấy sức hút của lễ hội mua sắm 11/11 đang dần suy giảm. Nguyên nhân chính được cho là do thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc chưa phục hồi vững chắc.
Ngoài ra, sự xuất hiện của ngày càng nhiều các chương trình giảm giá diễn ra quanh năm cũng khiến sự kiện 11/11 giảm đi phần nào sức hấp dẫn với người tiêu dùng.
Dù suy giảm phần nào sức hút, song sự kiện 11/11 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng và được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tiêu dùng của Trung Quốc trong quý cuối của năm 2023. Đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, lễ hội mua sắm 11/11 giờ đây không chỉ đơn thuần là cơ hội để thúc đẩy doanh số, mà còn là dịp đặc biệt cải thiện trải nghiệm mua sắm và nâng cao mức độ gắn bó của khách hàng.
VTV