Điểm thi bất thường, Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình nói "tôi nghĩ chắc không có vấn đề gì đâu"
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình, việc coi thi, chấm thi ở địa phương được làm theo đúng quy trình, không có bất cứ sự can thiệp nào.
- 19-07-2018Ông Vũ Trọng Lương, người trực tiếp sửa điểm hơn 300 bài thi của 114 thí sinh xin nghỉ làm
- 19-07-2018Ngay hôm nay, sĩ tử cả nước bắt đầu đợt điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2018
Không chỉ Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, nghi vấn điểm thi bất thường đã xuất hiện thêm một địa danh khác là tỉnh Hòa Bình.
Kết quả thống kê dữ liệu điểm thi THPT Quốc gia 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố cho thấy, Hòa Bình là một trong những địa phương có thứ hạng cao về tỉ lệ thí sinh đạt điểm 9 trở lên môn Toán, Lý, Hóa và số lượng thí sinh trên 27 điểm ở một số khối thi.
"Hiện nay, tôi nghĩ chưa có vấn đề gì để nói phải xử lý việc này cả còn chúng tôi sẽ xem nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến thế nào sẽ thực hiện đúng như vậy.
Tuy nhiên, như đã nói, tôi nghĩ, chắc không có vấn đề gì đâu, bởi vì, chúng tôi tôn trọng kết quả học tập của học sinh", ông Đắc nói.
Về việc Sở có tiến hành rà soát lại điểm thi của thí sinh cũng như quy trình coi thi, chấm thi sau khi có các ý kiến của dư luận không, ông Đắc cho rằng, việc này, sẽ phải chờ ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Bộ phải cho phép mới được còn thời điểm này không được phép. Nếu Bộ cho phép chúng tôi sẽ làm luôn", ông Đắc nêu rõ.
Bản đồ kết quả thi THPT quốc gia 3 chung năm 2003.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình thông tin thêm, lãnh đạo tỉnh cũng đã có hỏi ông về vấn đề điểm thi, quy trình coi, chấm thi này và ông khẳng định tất cả đều báo cáo trung thực, khách quan về tỉnh và "làm đúng theo quy trình".
"Ở đây, các thí sinh điểm cao tập trung chủ yếu theo học trường chuyên, trường dân tộc nội trú là các trường chất lượng cao của tỉnh nên tôi nghĩ chắc không có vấn đề gì", ông Đắc nói thêm.
Trước đó, theo một số chuyên gia phân tích từ dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2018 do Bộ GD&ĐT công bố ngày 11/7 cho thấy, năm 2018, Hòa Bình có hơn 8.900 thí sinh dự thi môn Toán trong đó có 27 thí sinh đạt điểm 9 trở lên, chiếm tỉ lệ 0,3%.
Trong khi đó, tỉ lệ này ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Nam Định (tỉnh có điểm trung bình môn toán cao nhất tại kỳ thi năm nay) lần lượt là 0,1, 0,04 và 0,07, thấp hơn Hòa Bình rất nhiều. Tỉ lệ của Hòa Bình cũng cao gấp 5 lần tỉ lệ chung của cả nước là 0,06%.
Bên cạnh đó, số lượng điểm 9 trở lên ở môn toán của 2 tỉnh Hòa Bình tương đương với số điểm 9 trở lên của TP. Hồ Chí Minh và cao gấp 2,3 lần số điểm 9 trở lên của Nam Định.
Tuy nhiên, số thí sinh tham dự môn toán của TP. Hồ Chí Minh cao gấp 11 lần so với Hòa Bình, còn Nam Định cũng có số thí sinh cao gấp khoảng trên dưới 2 lần số thí sinh của 2 tỉnh này.
Tương tự, tỷ lệ thí sinh đạt điểm cao các môn Vật lý và Hóa học của Hòa Bình cũng cao hơn các thành phố nằm trong nhóm có điểm trung bình các môn thi này cao nhất cả nước như TP.Hồ Chí Minh, Nam Định...
Ngoài ra, nếu xét theo khối thi A1 (Toán, Vật lí, tiếng Anh), cả nước có 82 thí sinh đạt mức điểm 27 trở lên, tức trung bình mỗi môn 9 điểm thì Hòa Bình cũng "đóng góp" 9 thí sinh trong danh sách này, chiếm 11%.
Đây cũng là một trong số các tỉnh có số lượng thí sinh đạt mức điểm từ 27 trở lên cao vượt trội so với các tỉnh thành phố khác như Hà Nội chỉ có 4 thí sinh (chiếm 4,88%), TP.Hồ Chí Minh và Nam Định chỉ có 2 thí sinh, chiếm 2,44%.
Tương tự, ở khối C03 (Toán, Ngữ văn, Lịch sử), cả nước chỉ có 10 trường hợp thí sinh có mức điểm trên 27 điểm thì Hòa Bình có 2 thí sinh. Ở khối D09 (Toán, Lịch sử, Ngoại ngữ), cả nước có 10 thí sinh có mức điểm trên 27 điểm thì Hòa Bình có 4.
Trí thức trẻ