Diễn đàn kinh tế thế giới: Đây là các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới
Không có gì ngạc nhiên khi các gương mặt quen thuộc trong những năm vừa qua như Venezuela, Zimbabwe và Nam Sudan…tiếp tục đứng đầu danh sách mà không quốc gia nào muốn lọt vào.
- 15-09-2019Reuters: Tại sao giảm thuế cũng không khiến Thái Lan hấp dẫn hơn Việt Nam?
- 14-09-2019The Wall Street Journal: Đi tìm "công xưởng mới của thế giới" không dễ
- 14-09-2019Mitsubishi Motors sẽ lắp ráp xe Xpander tại Việt Nam từ năm 2020
Tỷ lệ lạm phát có tác động lớn đến tình hình tài chính của người dân, ảnh hướng đến thanh toán thế chấp, tiền gửi tiết kiệm và chi phí mua sắm hàng tuần. Giá cả hàng hóa và dịch vụ thay đổi theo thời gian được chính phủ tận dụng để điều hòa nền kinh tế quốc gia.
Nói chung, lạm phát thấp và dễ đoán được coi là tin tốt cho tất cả mọi người. Tỷ lệ lạm phát toàn cầu hiện đang ở mức khoảng 3,6%, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Theo Ngân hàng Anh (Bank of England), nếu lạm phát quá cao hoặc quá thất thường, các doanh nghiệp khó có thể định giá đúng và người tiêu dùng khó lên kế hoạch chi tiêu. Nếu giá cả leo thang quá nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, người tiêu dùng không thể mua nhiều hàng hóa như trước và khó để biết được số tiền của chúng ta đáng giá bao nhiêu.
Một số quốc gia đang gặp khó khăn vì bất ổn chính trị và kinh tế như Venezuela, Zimbabwe và Nam Sudan đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao, tác động rất xấu tới nền kinh tế và làm cho tình hình chính trị càng tồi tệ hơn.
Theo số liệu của Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc, khoảng 4 triệu người đã chạy trốn khỏi Venezuela trong bối cảnh bất ổn chính trị và kinh tế của quốc gia này. Nền kinh tế đã giảm xuống còn chưa tới một nửa so với 6 năm trước, do sản xuất dầu giảm mạnh, siêu lạm phát và tình hình bất ổn chính trị kết hợp với nhau tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến quốc gia Nam Mỹ khó lòng vượt qua.
Đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách là Zimbabwe hiện có tỷ lệ lạm phát gần 176%. Điều này tạo ra lo ngại rằng Zimbabwe đang quay trở lại tình trạng siêu lạm phát mà nó đã từng trải qua một thập kỷ trước.
Giá cả đang tăng lên trong bối cảnh các nhu yếu phẩm thì khan hiếm, trong đó có bánh mì, nhiên liệu và thuốc chữa bệnh. Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã hứa hẹn về tình trạng ổn định sau khi ông tiếp quản nguyên Tổng thống Robert Mugabe vào năm 2017. Nhưng có vẻ như lời hứa về sự hồi sinh của nền kinh tế vẫn chưa thành hiện thực.
Nhà kinh tế hàng đầu tại Ngân hàng Thế giới, Zahid Hussain, đã nói rằng: "Tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không phải tất cả các hình thức ổn định chính trị đều đồng nghĩa với phát triển; nó còn phụ thuộc vào tỷ lệ chuyển đổi từ tình trạng ổn định (chính trị) sang quản trị tốt."
Theo Nhịp sống Kinh tế