Diễn đàn Kinh tế thế giới: Khoảng 150 nghìn việc làm mới sẽ được tạo ra từ các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Các dự án năng lượng tái tạo trên 47 quốc gia mang lại cơ hội đầu tư lên đến 2.000 tỷ USD, đồng thời tạo ra khoảng 10 triệu việc làm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
- 12-07-2021Nikkei Asia: Việt Nam chính thức nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền ảo, các chuyên gia nói gì?
- 12-07-2021Hơn 40 doanh nghiệp đề nghị đầu tư vào Quảng Ninh, với tổng vốn trên 63 nghìn tỷ đồng
- 12-07-2021Bloomberg: Chỉ trong 5 năm, lượng người dùng ví di động tại Việt Nam và các nước láng giềng sẽ tăng 311%
Theo báo cáo mới công bố của hãng tư vấn EY-Parthenon, khoảng 13.000 dự án năng lượng tái tạo từ gần 50 quốc gia, từ các trang trại điện gió ngoài khơi ở Anh đến các nhà máy điện mặt trời nổi tại Việt Nam, đang chờ cấp vốn. Các dự án này có giá trị cơ hội đầu tư lên đến 2 nghìn tỷ USD. Theo báo cáo mới công bố của hãng tư vấn EY-Parthenon, các dự án này có thể tạo ra đến 10 triệu việc làm.
Báo cáo nhấn mạnh, các dự án mang sẽ tạo ra việc làm tại địa phương và trong chuỗi cung ứng, cũng như giúp giảm lượng khí thải và đảm bảo phục hồi xanh hậu đại dịch Covid-19. Ông Serge Colle, cố vấn năng lượng toàn cầu của EY khẳng định, nghiên cứu cho thấy "tiềm năng đầu tư vào năng lượng tái tạo của khu vực tư nhân là vô cùng to lớn", với các chính sách và quy định phù hợp của chính phủ trên toàn thế giới.
Nguồn: EY-Parthenon
Báo cáo nêu rõ, nếu các dự án được triển khai nhanh chóng trong 3 năm tới, tốc độ triển khai năng lượng tái tạo trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi dự kiến, đồng thời giúp giảm mức phát thải 22%.
Đáng chú ý, Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai thị trường sẽ được hưởng lợi nhất trong xu hướng này, với các dự án có thể tạo ra lần lượt là 2 triệu và 1,8 triệu việc làm. Với Việt Nam, tổng số việc làm tại địa phương cũng như trong chuỗi cung ứng ước tính có thể đạt 100.000 - 150.000 từ năng lượng tái tạo.
Các công việc bao gồm từ xây dựng, lắp đặt và sản xuất, đến quản lý dự án... Tại Vương quốc Anh, năng lượng xanh mang lại tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế cũng như tạo thêm việc làm bền vững, đặc biệt là ở miền Bắc nước Anh và Scotland. Các dự án hiện tại bao gồm 540 dự án, chủ yếu là các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió, với tiềm năng tạo ra tới 440.000 cơ hội việc làm.
Tổng số dự án sẽ tăng lên 668 và tổng số việc làm sẽ tăng lên tới 625.000 khi các dự án lưu trữ, truyền tải và phân phối được triển khai, giúp giảm 90% số việc làm bị mất đi do đại dịch Covid-19.
Tại Nam Phi, 184 dự án sẵn sàng đi vào giai đoạn xây dựng đã được xác định với tổng công suất 10,3 GW sẽ giúp tăng cường an ninh năng lượng, bổ sung 18% công suất. Bên cạnh đó, tiềm năng tạo ra tới 100.000 việc làm tại địa phương trong các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo trì, cùng với 53.000 cơ hội việc làm khác trong chuỗi cung ứng.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, có 238 dự án năng lượng tái tạo với công suất 11,9GW, mang lại cơ hội đầu tư trị giá 27 tỷ USD, sẽ giúp tạo thêm 110.000 cơ hội việc làm. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ, tạo cơ hội thiết lập một chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo mạnh mẽ, với tiềm năng tạo ra các cụm công nghiệp trong khu vực nhằm nâng cấp các vùng chuyển đổi từ năng lượng than đá.
Tuy nhiên, ông Tim Lord, chuyên gia năng lượng của Viện Tony Blair (trụ sở tại Anh), cảnh bảo rằng nhiều nơi, lực lượng lao động vẫn chưa đáp ứng kỹ năng để triển khai dự án công nghệ sạch cũng như đáp ứng nhu cầu trong chuỗi cung ứng.
"Quá trình chuyển đổi này không đơn giản chỉ là đưa một công nhân dầu khí vào và đào tạo họ để vận hành một tuabin gió", ông Tim nhấn mạnh. Nhìn chung, sự phối hợp giữa chính phủ các nước và doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" để phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như đào tạo các kỹ năng cần thiết để mở rộng sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, từ đó giúp thu hút đầu tư.
Điển hình như ở Việt Nam, công suất điện mặt trời được lắp ghi nhận ở mức tăng đến 6,7GW chỉ trong tháng cuối cùng trước khi chính sách giá hỗ trợ, giá FIT kết thúc vào tháng 12/2020. EY đánh giá, cơ chế FIT có khả năng tạo lan tỏa vì thiết lập mức giá xác định giữa bên mua điện và nhà sản xuất, bảo vệ sự đầu tư của nhà sản xuất khỏi tính dễ bị tổn thương từ thị trường.