Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2022: Thúc phục hồi, phát triển bền vững
Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2022 chủ đề: Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững sẽ được tổ chức tổ chức ngày 18/9 ở Hà Nội.
- 15-09-2022Phân nhóm dân số trưởng thành ở Việt Nam theo lượng tài sản: Bạn thuộc nhóm nào?
- 14-09-2022Tỉnh, thành nào có số doanh nghiệp trên 1.000 dân cao nhất cả nước?
- 14-09-2022Cầu Vĩnh Tuy 2, Metro Bến Thành–Suối Tiên và hàng loạt dự án trọng điểm khác ở Hà Nội và TP.HCM đang có tiến độ ra sao?
Diễn đàn do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì.
Đây là hoạt động thường niên của Quốc hội với sự tham gia đồng chủ trì của các cơ quan, viện nghiên cứu.
Toàn cảnh buổi họp báo Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2022.
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về nhiều nội dung: Làm rõ bối cảnh quốc tế; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế; các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa – kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi và phát triển kinh tế bền vững…
Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 và dự báo cả năm 2022.
Trao đổi, tham vấn ý kiến về các vấn đề nóng của kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế; các vấn đề về thể chế phát triển trong bối cảnh mới; nhận diện rủi ro lạm phát, rủi ro tài chính, tài khóa, tiền tệ; các vấn đề về khoa học công nghệ, giáo dục, lao động, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp ứng phó.
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam (các FTA: CPTPP, EVFTA; RCEP; SDGs; COP26…).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại "Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và phát triển bền vững": 9Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng)
Diễn đàn hứa hẹn sẽ đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 dự kiến gồm một phiên toàn thể với chủ đề “Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” và hai phiên hội thảo chuyên đề “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững”.
"So với diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021, diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam năm nay có sự thay đổi trong tên gọi bởi mong muốn diễn đàn sẽ tạo ra những chính sách phù hợp hơn, sâu sắc hơn với xã hội. Dù đổi tên, nhưng mục đích của diễn đàn không có nhiều thay đổi, chỉ sâu sắc hơn", ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội chia sẻ tại buổi họp báo.
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội tại buổi họp báo.
Trước đó, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 đã tập hợp, bổ sung các luận cứ khoa học, thực tiễn giúp Chính phủ, Quốc hội đưa ra các quyết sách quan trọng nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023. Cho đến nay, các chính sách đã từng bước đi vào cuộc sống, vừa có tác động trước mắt, vừa có tác động lâu dài và nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của dư luận trong nước cũng như quốc tế.
2022 là năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo tiền đề để “bứt phá” thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025.
Tuy nhiên, theo dự báo của các tổ chức trong nước và quốc tế, giai đoạn sắp tới, kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro về ổn định vĩ mô, các cân đối lớn, nhất là về điện, xăng dầu; áp lực lạm phát tăng cao cộng hưởng với sự gia tăng giá cả nhập khẩu đầu vào, chi phí vận tải, logistics, nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc, ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine…qua đó, tác động đến đời sống người dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp; làm giảm sức chống chịu và phục hồi của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chính sách hỗ trợ đã ban hành.
Vì vậy, để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ theo các nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết khác của Quốc hội, tiếp nối thành công của Diễn đàn năm 2021, Diễn đàn năm 2022 dự kiến được tổ chức sẽ bổ sung thêm luận cứ khoa học, thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng với bám sát diễn biến, tình hình, từ đó có phân tích, dự báo, kịp thời đề xuất các giải pháp chính sách giảm thiểu tác động tiêu cực, nắm bắt các cơ hội, thời cơ, đặc biệt là đối với chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách an sinh - xã hội...đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.
VTC News