Điện Kremlin tuyên bố về thất bại lịch sử, 'gã khổng lồ' của Nga bật dậy: 3 đại kế hoạch sẵn sàng đảo thế cờ
"Đây không phải là lý do để tuyệt vọng, cũng không phải là lý do để chúng ta vò đầu bứt tai..." - Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh.
- 28-08-2023Trùm Wagner tử nạn, để lộ thế khó của Điện Kremlin
- 26-08-2023Điện Kremlin phủ nhận liên quan tới vụ rơi máy bay nghi chở trùm Wagner
- 22-08-2023Chiêu cây gậy và củ cà rốt của Điện Kremlin bắt đầu: Tỷ phú Nga lập tức gặp biến
Không phải lý do để tuyệt vọng
Theo hãng tin Reuters , Điện Kremlin ngày 29/8 đã lên tiếng khẳng định rằng thất bại lịch sử của sứ mệnh Luna-25 lên Mặt trăng hồi đầu tháng này "không có gì khủng khiếp" . Điều quan trọng nhất là Nga vẫn sẽ tiếp tục chương trình thám hiểm không gian.
Trả lời các phóng viên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Đây không phải là lý do để tuyệt vọng, cũng không phải là lý do để chúng ta vò đầu bứt tai. Trên thực tế, đây là lý do thúc đẩy chúng ta phân tích các nguyên nhân (thất bại) và loại bỏ chúng vào lần sau".
Luna-25 là sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng đầu tiên do Nga tiến hành kể từ năm 1976. Tuy nhiên, vào ngày 19/8 vừa qua, sau khi trục trặc phát sinh, tàu thám hiểm Luna-25 đã đâm vào bề mặt Mặt trăng, khiến cho kế hoạch "khôi phục vị thế dẫn đầu" của Nga đổ bể.
Vài ngày sau, tàu vũ trụ của Ấn Độ - kỳ phùng địch thủ của Nga trong lĩnh vực này - đã hạ cánh thành công xuống Mặt trăng. Sự kiện này đã đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới (sau Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc) đặt chân lên Mặt trăng.
Trước đó, Nga còn tự tin tàu Luna-25 sẽ đáp xuống Mặt trăng trước cả tàu Ấn Độ, do có xuất phát điểm tốt hơn, thiết bị hiện đại hơn. Tuy nhiên, kỳ vọng này đã không thành hiện thực.
"Điều quan trọng là không dừng lại. Kế hoạch của chúng tôi khá tham vọng và sẽ được tiến hành thêm nữa" - Ông Peskov nhấn mạnh.
'Gã khổng lồ' của Nga bừng tỉnh sau tuyên bố
Tuyên bố của ông Peskov khiến ngành không gian vũ trụ của Nga "bừng tỉnh" sau những sầu não vì thất bại. Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) kêu gọi không biến tai nạn của Luna-25 thành thảm kịch đeo bám, mà nên tiếp tục thực hiện chương trình Mặt trăng đã đề ra.
Trước đó, ông Borisov cho biết, các sứ mệnh thăm dò Mặt trăng tiếp theo của Nga có thể sẽ được triển khai mạnh mẽ. Roscosmos sẽ xem xét khả năng khởi động lại sứ mệnh bay tới cực nam của Mặt trăng vào năm 2025 - 2026.
Ông Yury Borisov - người đứng đầu Roscosmos - cho biết, vụ tai nạn của Luna-25 sẽ không khiến Nga dừng chương trình Mặt trăng.
"Không cần phải tạo ra bi kịch về vấn đề này, mà chúng ta cần rút ra được kết luận và tiếp tục đi theo hướng đã đề ra ", ông Borisov nhấn mạnh, đồng thời lưu ý rằng các nhà thiết kế vfa nhà khoa học Nga đang "bùng cháy ý tưởng tiếp tục dự án Mặt trăng".
Hiện tại, Roscosmos đang có 3 kế hoạch lớn, trước mắt là phóng tàu thăm dò Luna-26 vào năm 2027. Ông Borisov cho biết, công tác thực hiện sứ mệnh mới có thể sẽ được đẩy nhanh. Ngoài ra, kế hoạch phóng Luna-27 và Luna-28 cũng đã được tính đến.
Ban đầu, Luna-27 dự kiến sẽ được phóng đi vào năm 2028, và Luna-28 vào năm 2030 hoặc muộn hơn. Sau vụ tai nạn của Luna-25, người đứng đầu Roscosmos bày tỏ hy vọng các sứ mệnh tiếp theo sẽ thành công.
Các chuyên gia trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn RBC cho biết, tàu vũ trụ phục vụ cho các sứ mệnh tiếp theo của Nga đã sẵn sàng ở một mức độ nhất định.
Các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng của Nga được lên kế hoạch trong khuôn khổ dự án do Trung Quốc và Nga khởi xướng nhằm xây dựng căn cứ ở cực nam Mặt trăng vào giữa những năm 2030, với mục tiêu sử dụng nguồn tài nguyên nước phong phú tìm thấy ở đó để phục vụ nghiên cứu và định cư về lâu dài.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết, thất bại không phải là điều hiếm gặp khi các quốc gia thực hiện sứ mệnh bay vào không gian. Việc hạ cánh được một cách nhẹ nhàng trên Mặt trăng cũng không hề dễ dàng.
Trong thập kỷ qua, 7 nỗ lực thám hiểm Mặt trăng đã được các quốc gia tiến hành, trong đó chỉ có các sứ mệnh Chang'e 3, 4 và 5 của Trung Quốc thực hiện được trên bề mặt Mặt trăng, các tàu vũ trụ của Ấn Độ, Israel, Nhật Bản, và bây giờ là cả Nga, đều bị rơi.
Theo bản hướng dẫn hợp tác do Cơ quan vũ trụ quốc gia Trung Quốc và Roscosmos công bố năm 2021, các sứ mệnh Chang'e 4, 6 và 7 của Trung Quốc và Luna-25, 26 và 27 của Nga đều được liệt kê là các sứ mệnh phục vụ giai đoạn đầu tiên của kế hoạch Trạm nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS).
Giai đoạn đầu tiên của ILRS hướng tới mục tiêu trinh sát Mặt trăng, lựa chọn địa điểm và xác minh các công nghệ hạ cánh an toàn, có độ chính xác cao.
Phụ nữ mới