Diện mạo mới của ngành quảng cáo khi có sự đổ bộ của “quyền lực thứ 5”
Hiện nay, khi truyền thông mạng xã hội đang bùng nổ và trở thành là quyền lực thứ 5 sau báo trí. Vậy ngành quảng cáo sẽ rẽ sang bước ngoặt lớn như thế nào khi ai cũng có thể là nguồn phát thông tin và tạo sức ảnh hưởng tới nhận thức của số đông?
Mạng xã hội – hay người ta đang gọi là quyền lực thứ 5, một thứ quyền lực mềm đang được thể hiện rõ nét, sống động và ai cũng dễ dàng cảm nhận được ở thời điểm hiện nay. Có rất nhiều minh chứng thể hiện rõ sức mạnh quyền lực trên thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter... Ở mọi lĩnh vực, từ giải trí, an sinh xã hội, văn hóa đều dễ dàng tác động đến công chúng thông qua Quyền lực mềm- mạng xã hội.
Thông tin trên báo chính thống khi xuất bản ra trước công chúng, do đã được kiểm duyệt qua một “bộ lọc” rất chặt chẽ”. Còn mạng xã hội, chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy tính có kết nối với mạng internet là bạn đã trở thành một “người đưa tin” hữu hiệu. Những thông tin này lại dễ dàng lan tỏa thông qua các chức năng Like và Share.
Tính riêng ở Việt Nam, số lượng fan page, group lớn hàng trăm nghìn thành viên đã không còn xa lạ, không chỉ đóng vai trò tạo nên mà còn định hướng đời sống văn hóa của giới trẻ như Otofun, Tâm sự Eva, VSBG,... với mỗi bài đăng hàng nghìn lượt bình luận và hàng trăm lượt share.
Ông Trần Tuấn Thành, sáng lập của nhóm VSBG chia sẻ với chúng tôi, rằng các thương hiệu bây giờ cực kỳ may mắn khi có mạng xã hội và hiệu ứng lan truyền, hãy tưởng tượng các hãng đã phải trả bao nhiêu tiền để có được số lượng người chú ý qua quảng cáo và những phương pháp cũ khác! Có thể là hàng tỷ đồng. Còn hiện tại nhờ có mạng xã hội mà chi phí đó đã dịch chuyển để tập trung cho ý tưởng và sản xuất nội dung chất lượng có yếu tố “lan truyền”, còn mạng xã hội sẽ là môi trường tạo độ phủ “miễn phí”.
Đó cũng là lí do vì sao mà ông Trần Tuấn Thành đã chuyển dịch định hướng, từ một công ty chuyên tư vấn và triển khai giải pháp công nghệ cho các đối tác thương mại điện tử nước ngoài sang hướng phát triển truyền thông công nghệ để giúp cho các doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh to lớn của mạng xã hội. Năm 2016, công ty ITBIZ - viral marketing agency ra đời với thế mạnh sản xuất nội dung sáng tạo và phát triển các cộng đồng lớn mạnh trên mạng xã hội. ITBIZ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đưa thương hiệu của mình đến với công chúng.
Quay lại với bài toán truyền thông của doanh nghiệp và tổ chức, Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của mạng xã hội trong truyền thông khi khách hàng đã thay đổi hoàn toàn hành vi cách thức tiếp cận thông tin. Doanh nghiệp theo đó cũng cần thay đổi chiến lược truyền thông cho phù hợp với bối cảnh hiện tại. Vậy sự thay đổi đó sâu và rộng như thế nào và các doanh nghiệp nên có hành động gì? Theo ông Trần Tuấn Thành nắm được 3 yếu tố chi phối người dùng trên mạng xã hội và phân bổ chúng hợp lý trong chiến dịch truyền thông tổng thể chính là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp.
Tạo ra nội dung có-khả-năng tạo ra chia sẻ
Các nhãn hàng tìm đủ mọi cách để gửi thông tin của họ đến khách hàng, hăng say quảng bá hình ảnh nhưng không hề xem xét liệu người đọc có chịu đọc không, người nghe có chịu nghe không, và người xem có chịu xem không! Kết quả họ nhận được chỉ là sự lạnh nhạt mà thôi. Thay vì nã đại bác thông tin vào người dùng, nội dung mà doanh nghiệp mang đến cần tạo ra khả năng chia sẻ bằng cách kể một câu chuyện mà cộng đồng muốn nghe và tinh tế gắn kết với thương hiệu của bạn.
Thông điệp đi xa hơn nhờ các cộng đồng lớn
Một nội dung là chưa đủ, đừng bao giờ nghĩ bạn có một ý tưởng hay là sẽ có thể “tự” lan tỏa. Doanh nghiệp sẽ cần đến sự hỗ trợ của các cộng đồng lớn để điều hướng trên mạng xã hội, nơi các đối tượng tiềm năng thường xuyên trao đổi. Những trang Fan Page hay hội nhóm trên Facebook cũng là nơi mà nội dung được người dùng ưu tiên hơn trên thứ tự tiếp nhận thông tin, kết hợp cùng tính tương tác cao, đa chiều, sẽ giúp thương hiệu được lan tỏa trúng đích.
Vai trò của nhóm những người ảnh hưởng
Trong bối cảnh thông điệp truyền thông xuất hiện khắp mọi nơi, người dùng sẽ đề phòng với quảng cáo, nhưng sẽ sẵn sàng lắng nghe sự tư vấn từ bạn bè, người đáng tin, những người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng. Như vậy, cùng là một thông điệp nếu được quảng cáo trên truyền hình hoặc hiển thị trên các banner, sẽ ít nhận được sự quan tâm. Trong khi, chỉ cần những người có tầm ảnh hưởng đưa ra ý kiến về sản phẩm đó, lập tức sẽ thu hút được sự quan tâm và tin cậy của phần đông người dùng.
Kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố trên trong bức tranh truyền thông tổng thể, viral marketing đưa đến thành công của chiến dịch kinh doanh, giải quyết bài toán thương hiệu và doanh số. Hiện tại, các công ty chuyên về viral marketing đang chuyển dịch từ “sản xuất nội dung” sang “phát triển các kênh phân phối tức là các cộng đồng lớn”.
Chia sẻ về cách xây dựng cộng đồng, ông Thành cho biết: “ITBIZ đang sở hữu một nhóm kín lớn nhất trên Facebook với hơn 1 triệu thành viên chính thức và hơn 2 trăm nghìn thành viên chờ được duyệt tham gia. Để có số lượng thành viên đông đảo như vậy thì phải thực sự tạo ra những nội dung lan truyền, một cộng đồng thú vị, đủ “sức nóng” khiến ai cũng khao khát được tham gia. Các thành viên không chỉ online trên nhóm mà sẽ còn gắn kết hơn qua những buổi gặp gỡ trực tiếp, như tại sự kiện VSBG (Vietnamese Sexy Bea Group) by Night được tổ chức tại 1900 Le Théâtre vào đầu tháng 6 năm nay. Đây chính cách mà công ty xây dựng và nuôi dưỡng một cộng đồng rất nhiều các bạn nữ có ảnh hưởng và là nhân tố giúp lan tỏa các thương hiệu liên quan đến nhóm đối tượng nữ, như thẩm mỹ viện, mỹ phẩm, thời trang,...”