MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Diện mạo mới của Thủ đô bên bờ sông Hồng

07-10-2020 - 08:00 AM | Bất động sản

Các công trình hạ tầng tỉ USD được khởi công sẽ tạo thành một đòn bẩy khổng lồ hai bên bờ sông Hồng được kỳ vọng sẽ tạo ra kỳ tích cho thị trường BĐS Thủ đô trong thời gian tới.

Sau nhiều năm chưa thể thực hiện, thời gian gần đây, thông tin quy hoạch hai bên bờ sông Hồng được tái khởi động một lần nữa xuất hiện nhiều trên các kênh truyền thông đại chúng. Khác với các giai đoạn trước đó, thời điểm hiện tại, các thay đổi dù mới chỉ ở bước đầu đã có thể nhìn thấy rõ.

Trước tiên là công trình mở rộng đường Âu Cơ đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân với chiều dài khoảng 3,7km, đã chính thức khởi công vào cuối năm 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông cấp bách, giải tỏa ùn tắc, kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình và trung tâm thành phố, kịp thời phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN và SEA Games 31.

Đây là công trình bổ sung vào giai đoạn 2 của Dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương – đường Thanh Niên. Để tiếp tục đồng bộ toàn tuyến, giai đoạn 2 sẽ hạ cao độ đường Âu Cơ hiện trạng, thay thế một phần đê đất bằng tường chắn bê tông cốt thép và cải thiện các điểm vuốt nối với các ngõ giao hiện trạng. Đường gom dân sinh hai bên cũng sẽ được cải tạo và chỉnh trang.

Tuyến đường đồng thời sẽ được đồng bộ các hệ thống: Chiếu sáng, cây xanh, thoát nước, vỉa hè, cầu thang đi bộ, lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các cửa khẩu và một số nút giao... Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 815 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

Cùng với dự án mở rộng đường đê Âu Cơ, Hà Nội cũng sẽ phát triển hệ thống cầu nối hai bờ sông Hồng. Dự kiến sẽ có tổng cộng 18 cây cầu đi qua sông Hồng trong địa bàn Thủ đô.

Hiện tại, Thủ đô Hà Nội có 8 cây cầu hiện hữu bắc ngang sông Hồng bao gồm: cầu Thăng Long đang được tiến hành sửa chữa, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh; cầu Long Biên sẽ được cải tạo nâng cấp thành cầu cho đường bộ đi riêng; và cầu Việt Trì - Ba Vì mới thông xe cuối năm 2018.

Theo Quy hoạch, bên cạnh 8 cây cầu kể trên, Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục xây mới thêm 10 cây cầu sẽ được xây mới, dự kiến gồm có: Cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Thăng Long mới (Vành đai 3), cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên trên đường cao tốc Tây Bắc – Quốc lộ 5, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc-Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh).

Trong số đó, 5 cây cầu sắp được triển khai xây dựng trong thời gian tới là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo (nối Quận Hoàn Kiếm và Quận Long Biên), cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Ngọc Hồi (nối Thanh Trì và Gia Lâm) và cầu Mễ Sở (nối huyện Văn Giang và huyện Thanh Trì) với tổng mức đầu tư hơn 38.000 tỷ đồng.

Diện mạo mới của Thủ đô bên bờ sông Hồng - Ảnh 1.

5 cây cầu bắc qua sông Hồng trong địa bàn Hà Nội sắp được xây dựng.

Cuối Quý I năm nay, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 30/3/2020 về việc phê duyệt kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên.

Cầu Tứ Liên là cầu kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đường Vành đai 3, khu vực đô thị của Đông Anh với trung tâm Thành phố. Cây cầu được tập đoàn T.Y.Lin của Mỹ thiết kế hài hòa với cảnh quan đô thị xung quanh, trở thành cây cầu mang tính biểu tượng duy nhất trên thế giới mang phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp cùng yếu tố lịch sử, văn hoá Hà Nội với hình tượng chiếc nón lá và rồng thiêng vươn lên trời.

Trong mắt giới địa ốc, khu vực quận Tây Hồ và đôi bờ sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội là vùng đất giàu tiềm năng phát triển bất động sản nhờ lợi thế ngay sát khu trung tâm, khí hậu mát mẻ, quỹ đất đẹp. Bởi vậy, thông tin UBND TP Hà Nội bàn thảo việc thực hiện quy hoạch hai bên bờ sông Hồng càng khiến nhà đầu tư kỳ vọng vào sự bứt phá của khu vực này.

Hà Nội sẽ sớm có những diện mạo đô thị mới, không chỉ giải quyết vấn đề giao thông, thương mại, mà cùng với đó phát triển hệ du lịch sinh thái sông Hồng. Người dân Hà Nội hoàn toàn có thể bắt đầu mơ ước tới một "kỳ tích" sông Hồng như sông Hàn của Seoul – thủ đô Hàn Quốc trong tương lai không xa.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên