Điện thoại và linh kiện của Trung Quốc “làm mưa làm gió” trên thị trường Việt Nam
Trị giá kim ngạch nhập khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện từ quốc gia láng giềng này lớn gấp gần 2 lần so với thị trường nhập khẩu đứng ở vị trí thứ hai là Hàn Quốc (đạt tổng giá trị kim ngạch 3,578 tỷ USD).
- 23-10-2016Xuất khẩu điện thoại giảm mạnh sau khi Samsung dừng sản xuất Galaxy Note 7
- 15-10-2016Xuất khẩu điện thoại Việt Nam tháng 9 vẫn tăng mạnh bất chấp sự cố Note 7
- 10-09-2016Xuất khẩu điện thoại tăng gần 2,4 tỷ USD
Trị giá kim ngạch nhập khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện từ quốc gia láng giềng này lớn gấp gần 2 lần so với thị trường nhập khẩu đứng ở vị trí thứ hai là Hàn Quốc (đạt tổng giá trị kim ngạch 3,578 tỷ USD).
Như vậy, riêng 2 thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm đến khoảng 92% thị phần về trị giá kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện của nước ta trong năm qua.
Đáng chú ý, thị trường Hoa Kỳ với sản phẩm điện thoại nổi tiếng Iphone cũng chỉ chiếm khoảng 0,5% trị giá kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam (với kim ngạch gần 54 triệu USD).
Đối với thị trường Trung Quốc, ngoài điện thoại và linh kiện còn nhiều nhóm hàng đang “làm mưa làm gió” trên thị trường Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2016, cả nước nhập khẩu lượng hàng hóa từ Trung Quốc đạt tổng trị giá 49,929 tỷ USD, tăng 431 triệu USD so với năm 2015.
Trong đó, có tới 10 nhóm hàng đạt trị giá kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Đứng đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 9,275 tỷ USD, chiếm gần 33% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, bỏ xa 2 thị trường lớn tiếp theo là Hàn Quốc (đạt 5,837 tỷ USD); Nhật Bản (đạt 4,165 tỷ USD).
Một số nhóm hàng lớn khác nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc có thể kể đến như: Vải các loại đạt 5,447 tỷ USD, chiếm gần 52% tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu cả nước; sắt thép chiếm gần 59,1% về lượng (đạt 10,85 triệu tấn) và hơn 55,5% về trị giá (đạt 4,451 tỷ USD); hóa chất đạt 1,008 tỷ USD, chiếm 31,4%...
Báo hải quan