MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ?

27-07-2019 - 20:38 PM | Xã hội

Không được trả lương, công nhân nghỉ việc. Công trường bỏ không, vật liệu ngổn ngang v.v.. đó là những hình ảnh ghi nhận tại dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trong những ngày này.

Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 1.
Sáng 27/7, PV Tiền Phong có mặt tại khu vực công trường thi công dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận ở điểm đầu của dự án thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nơi tiếp nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 2.
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 3.
Tại đây, không có bóng dáng công nhân hay hoạt động thi công nào. Công trường bỏ không. Vật liệu ngổn ngang phơi mình dưới nắng mưa. 
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 4.
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 5.
Phương tiện, vật liệu bỏ không, rỉ sét.
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 6.
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 7.
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 8.
Thi công dang dở.
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 9.
Công trường bỏ không vì công nhân đã nghỉ việc hơn 3 tuần nay do không được trả lương. 
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 10.
Hai vợ chồng người giữ kho công trình tiếp chuyện phóng viên. Ông Ka TơR Thai cho biết hai ông bà làm thuê ở đây từ tháng 10 năm ngoái: "Nhưng mấy tháng gần đây không được trả lương, công nhân (hơn 10 người) ở đây cũng đã nghỉ làm từ khoảng 3 tuần nay vì không có lương". 
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 11.
Theo hai vợ chồng giữ kho, hiện nhà thầu đang nợ lương của họ khoảng 50 triệu đồng. Trước đó, họ cũng phải bỏ tiền túi ra nuôi cơm các công nhân và cho họ mượn tiền về quê. "Sáng nay, ông ấy gọi điện hỏi nhà thầu thì nghe nói sẽ đưa cho 1 triệu đồng xài tạm, chứ cũng chưa nghe hứa hẹn", bà vợ cho biết. Hiện hai vợ chồng tự nuôi gà, nuôi cá sống qua ngày, ăn ngủ cũng không yên vì phải canh trộm (đã từng bị mất trộm vật liệu). 
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 12.
Điều gì đang xảy ra ở công trường cao tốc Trung Lương gần 10 nghìn tỷ? - Ảnh 13.
Một điểm thi công dang dở khác của dự án tại xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài hơn 51km, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (tiếp nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương) và điểm cuối tại điểm giao Quốc lộ 30 tại nút An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Dự án có tổng mức đầu tư phê duyệt năm 2014 là 14.678 tỷ đồng, năm 2017 được điều chỉnh thành 9.668 tỷ đồng. Tháng 3/2019, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bàn giao chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án cho tỉnh Tiền Giang. UBND tỉnh Tiền Giang trở thành cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tại cuộc họp diễn ra vào ngày 24/7, ông Lưu Xuân Thủy - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả (một trong những đơn vị liên danh thực hiện dự án) cho biết dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hiện đã cạn vốn vì trên dưới 3.000 tỷ đồng vốn của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công đã giải ngân hết vào đây.

Ông Mai Mạnh Hồng - Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cho rằng các nhà thầu cũng đã thực hiện một khối lượng công việc lớn và rất tích cực thi công. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đang rất khó khăn vì thiếu vốn, nếu không được rót vốn thì chắc đến hết tháng 8/2019 sẽ phải dừng dự án.

Thông tin với Tiền Phong, ông Trần Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, thực hiện dự án, tỉnh giải tỏa gần 3.200 hộ dân (hiện còn vướng mắc khoảng gần 60 hộ). Trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án chưa được bố trí, để tạo điều kiện giải phóng mặt bằng cho dự án, dù ngân sách tỉnh hạn hẹp nhưng tỉnh cũng đã bỏ ra 228 tỷ để ứng trước cho dự án.

Chiều 25/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ có cuộc họp nhằm thúc đẩy một số dự án hạ tầng, qua đó gỡ "điểm nghẽn" cho sự phát triển của các địa phương. Cho rằng thời gian qua một số công trình hạ tầng cứng chậm triển khai, Thủ tướng đã quyết một số chủ trương liên quan.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ phải cơ bản thông xe trong năm 2020 và khánh thành vào đầu năm 2021, đồng thời khẳng định sẽ bố trí đủ nguồn vốn cho công trình này. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và 20 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long về vấn đề này.

Theo Nhật Huy - Cảnh Kỳ

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên