Điều gì đang xảy ra với Viettel Global: cổ phiếu VGI giảm kịch sàn, vốn hóa 'bay' 117.000 tỷ sau chưa đầy 1 tháng, bị ACV và BIDV vượt mặt
Cho đến tuần trước, vốn hóa của Viettel Global vẫn xếp thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ sau Vietcombank với con số 11 tỷ USD.
- 18-07-2024Loạt cổ phiếu công nghệ tạo đồ thị 'cây thông', quãng thời gian huy hoàng của các cổ phiếu họ FPT, Viettel, Mobifone đã qua?
- 15-07-2024Viettel công bố số liệu tài chính chi tiết: báo lãi hơn 46.000 tỷ, cao nhất trong vòng 10 năm, thu nhập bình quân của người lao động hơn 30 triệu/tháng
- 17-06-2024FPT bị khối ngoại bán ròng rã hơn 2.500 tỷ vẫn vượt đỉnh gần 30 lần, giá trị Viettel Global vượt 300.000 tỷ: Câu chuyện của DN công nghệ bao giờ kết thúc?
Ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 23/7, cổ phiếu VGI của Viettel Global đã bị bán tháo giảm trên mạnh trên 10%. Tính đến lúc 10h sáng, cổ phiếu này đã ghi nhận mức giảm kịch sàn 15% về mức 72.400 đồng/cp. Thanh khoản lúc này đã đạt mức 1,5 triệu đơn vị.
Cổ phiếu VGI là một trong những cổ phiếu "hot" từ đầu năm khi tăng từ 25.800 đồng/cp lên mức đỉnh đỉnh 111.000 đồng/cp vào ngày 10/7, tương ứng mức tăng 330%. Thanh khoản luôn ở mức vài triệu đơn vị mỗi phiên.
Với mức giá 72.400 đồng/cp, vốn hóa của Viettel Global hiện tại đạt mức 220.371 tỷ đồng (khoảng 8,6 tỷ USD), giảm 117.000 tỷ đồng chỉ sau chưa đầy một tháng (tính từ ngày 10/7).
Cho đến cuối tuần trước, vốn hóa của Viettel Global vẫn xếp thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ sau Vietcombank với con số 11 tỷ USD. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp này đã để ACV và BIDV vượt mặt, chỉ còn xếp vị trí thứ 4 trên sàn chứng khoán.
Cổ phiếu của Viettel Global giảm không phải là điều bất ngờ mà được một số chuyên gia dự báo từ trước. Điều này xảy ra trong bối cảnh cổ phiếu này đã tăng đến đến hơn 300% trong giai đoạn nửa đầu năm. Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết trong ngắn hạn các cổ phiếu công nghệ có thể gặp sự điều chỉnh lớn.
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là nhiều nhà đầu tư khi có một mức sinh lời cao với cổ phiếu công nghệ thì sẽ bán ra để chốt lời. Ngoài ra, ông Thế Minh cũng phân tích nhà đầu tư cũng đang đặt kỳ vọng quá lớn vào nhóm ngành công nghệ, nhưng đây cũng chỉ là câu chuyện ngắn hạn.
Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng khi nền kinh tế phục hồi các nhóm ngành khác cũng sẽ tăng trưởng trở lại, điều này có thể thu hút dòng tiền khiến dòng tiền rút bớt khỏi nhóm cổ phiếu ngành công nghệ.
Năm nay, Viettel Global đã lên kế hoạch kinh doanh đầy "tham vọng". Theo đó, tập đoàn này dự trình cổ đông thông qua kế hoạch 2024 với tổng doanh thu hợp nhất 31.746 tỷ và LNTT hợp nhất 5.477 tỷ, trong đó mức lợi nhuận tăng 41% so với thực hiện năm trước.
Theo Viettel Global, số lãi 2024 tăng mạnh nhờ dự kiến lợi nhuận của các thị trường đầu tư sẽ tăng mạnh và giảm trích lập dự phòng tại công ty mẹ, cụ thể Natcom tăng 231 tỷ (+18%), Halotel giảm lỗ 392 tỷ, Metfone tăng gần 139 tỷ (+7%); Movitel_E tăng 105 tỷ (+40%). Đồng thời công ty mẹ tăng 1.260 tỷ nhờ giảm trích lập dự phòng và giảm lãi chênh lệch tỷ giá so với năm trước.
Viettel Global cũng đặt mục tiêu tăng tối thiểu 2 triệu thuê bao viễn thông và tăng tối thiểu 6 triệu thuê bao số.
An ninh Tiền tệ