Điều hòa không mát cũng đừng vội gọi thợ sửa chữa, phải làm điều này ngay để tránh mất tiền oan!
Để tránh bị thợ điện "hét giá", bạn có thể tự check lỗi điều hòa bằng cách này.
- 24-06-2024Chế độ Dry của điều hòa có thật sự tiết kiệm điện? Có nên bật vào mùa hè? Thì ra rất nhiều người hiểu sai
- 24-06-20245 mẫu điều hòa siêu tiết kiệm điện đáng mua nhất hiện nay, giá cực rẻ chỉ từ 5 triệu đồng
- 21-06-2024Chế độ Eco trên điều hòa khác chế độ thường thế nào? Thợ chuyên nghiệp chỉ ra điểm cơ bản, dễ nhận biết
Thời tiết nóng bức với không khí ngột ngạt quả là một combo hủy diệt tâm trạng. Những lúc này, mỗi khi về nhà, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến sẽ chỉ là bật điều hòa lên, còn sau đó muốn làm gì thì làm. Tuy nhiên, trong trường hợp điều hòa hỏng, hoặc điều hòa bật lên mà không mát thì phải làm sao đây?
Những lúc như thế này, chúng ta đừng nên gọi thợ ngay lập tức. Trước đó, hãy làm một vài thao tác đơn giản sau đây để tránh bị mất tiền oan nha!
Khi một đồ điện trong nhà bị hỏng, rất nhiều người dân thường gọi ngay cho thợ đến để kiểm tra và sửa chữa. Điều này là không nên! Như trước đây tại Hà Nội, có một trường hợp khách báo điều hòa bị chập chờn, gọi thợ đến sửa thì hết 600.000 đồng, sau đó mới nhận ra là do điều khiển hết pin.
Để tránh mất tiền và chuốc lấy cảm giác bực tức, mọi người nên thao tác như sau để kiểm tra lỗi điều hòa trước khi báo thợ nha!
Bước 1: Giữ nút Cancel khoảng 7 giây, đến khi nghe tiếng kêu bíp và màn hình hiện ra số 00 nhấp nháy
Bước 2: Tiếp tục nhấn vào Cancel để kiểm tra lỗi
Lưu ý: Mỗi lỗi đều có tiếng bíp ngắn, nếu ở lỗi nào phát ra tiếng bíp dài, đó chính là vấn đề mà điều hòa đang gặp phải. Tùy theo từng hãng thì mã lỗi sẽ có một quy định riêng. Vì vậy, khi gặp lỗi nào, chúng ta hoàn toàn có thể lên Google kiểm tra hoặc xem lại trong phần hướng dẫn sử dụng.
Tổng kết, chỉ với 2 thao tác đơn giản, chúng ta có thể tiết kiệm chi phí rất nhiều so với việc gọi thợ đến kiểm tra và sửa chữa. Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động sửa chữa những lỗi cơ bản này một cách dễ dàng.
Đời sống & Pháp luật