Điều ít biết về ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Bỏ học ngành Y để trở thành ông vua cafe với khối tài sản khổng lồ
Trước khi trở thành ông vua cafe với khối tài sản khổng lồ, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã có một chặng đường học vấn đầy gian nan.
- 21-02-2019Tình thế bất ngờ xoay chuyển tại phiên tòa vợ chồng Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo rút đơn ly hôn nhưng ông Đặng Lê Nguyên Vũ một mực đòi ly dị
- 21-02-2019Ông Đặng Lê Nguyên Vũ nổi giận và nói về việc chia tài sản 7-3: Cái gì không phải của cô thì đừng có đòi!
- 20-02-2019Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo “đối mặt nhau” tại tòa
Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là một doanh nhân lớn của Việt Nam, ông được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua Cà phê Việt Nam".
Cái tên này càng nóng hơn bao giờ hết khi tranh chấp quyền điều khiển công ty từ năm 2015 tới nay với vợ của mình là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại huyện Ninh Hòa,tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk , Việt Nam.
Từ nhỏ, chứng kiến cảnh mình mẹ phải lo lắng mọi việc trong nhà, gia đình sống trong cảnh nghèo khó, ông Nguyễn Vũ phụ giúp mẹ và kiếm tiền cho cuộc sống gia đình, ông đi làm thuê từ rất sớm, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như bẻ ngô, chăn lợn hay giúp mẹ đóng gạch.
Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên với ước mơ trở thành một bác sĩ. Vì nghèo, ông vừa phải đi học vừa đi làm thêm để trang trải.
Sau một thời gian theo học ngành Y tại Đại học Tây Nguyên, đến năm thứ 3 đại học, ông bỗng nhận ra mình không thực sự phù hợp và yêu thích ngành này. Ông Vũ luôn trăn trở về cuộc sống và công việc của người thầy thuốc. Bởi, muốn có cuộc sống khấm khá hơn, phần nhiều những người học y đã “quên lời thề Hippocrate”.
Ông Vũ chính thức bỏ học và vào TP.HCM để tìm kiếm con đường làm giàu với số tiền trong túi là 100.000 đồng. Tuy nhiên người chú ở TP.HCM đã bắt ông quay lại Đắk Lắk với câu nói: Học cho xong đi đã.
Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý trở lại trường vài ngày sau đó nhưng vẫn luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh.
Khi trình bày suy nghĩ với bạn bè, ai cũng gọi ông là "thằng điên hạng nặng", cả trường đại học chỉ vài ba người là chịu nói chuyện với anh.
Tuy nhiên, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn tìm được ba người cộng sự học cùng lớp và bắt tay xây dựng đế chế cà phê Trung Nguyên lẫy lừng như bây giờ.
Tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là "Vua Cà phê Việt" một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller.
Tháng 8/2012, Tạp chí Forbes nhắc lại danh hiệu này với lời ca ngợi "zero to hero" (nhân vật từ vô danh thành anh hùng).
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn mở lòng với người trẻ, đặc biệt là sinh viên, khuyến khích họ khởi nghiệp, sáng tạo, thay đổi bản thân, thay đổi hoàn cảnh gia đình, cống hiến cho đất nước.
Sau này khi thành công, chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên, ông nói chỉ cần có chí hướng ước mơ là gần như thành công rồi, nửa còn lại là ý chí. Vốn lớn nhất là lòng tin của người khác.
Trong các diễn đàn kinh tế, các buổi nói chuyện với sinh viên, truyền cảm hứng, động lực cho sinh viên, trao gửi tâm thế cho thế hệ trẻ trên bước đường khởi nghiệp, kiến quốc, ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên đều nhấn mạnh khát khao muốn Việt Nam phát triển bền vững và vươn tầm ra thế giới.
Được biết, Trung Nguyên "vẫn in hàng trăm nghìn cuốn sách đồng hành sinh viên học sinh, khuyến học, nung chí quốc gia khởi nghiệp. Vẫn xây bảo tàng cà phê và các công trình sáng tạo, chữa lành... ở Daklak".
Ngoài các hoạt động kinh doanh cà phê tại Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ còn tham gia hàng ngàn cuộc nói chuyện gặp gỡ thanh niên, sinh viên Việt Nam và quốc tế để trao đổi với các bạn trẻ về tinh thần sáng tạo khát vọng làm giàu cho ra đời sự kiện ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt, chương trình hành trình khát vọng Việt nhằm góp phần xây dựng cho đất nước một thế hệ thanh niên mới mang trong mình nhiều hoài bão lớn, quyết tâm lớn mở ra một kỷ nguyên hùng mạnh cho đất nước.
Trí thức trẻ