Điều khiến Tim, Gan, Lách, Phổi, Thận sợ nhất: Người nào biết bảo vệ thì thân vô bệnh
Ngũ tạng khỏe mạnh thì toàn thân mới khỏe mạnh. Do đó chúng ta cần hiểu rõ những đặc điểm của các cơ quan nội tạng để chăm sóc đúng cách mỗi ngày. Đây là bí quyết của chuyên gia.
Bài viết này của chuyên gia Bệnh Gan Vương Chấn Vũ, đăng trên kênh Sức khỏe (TQ) là lời khuyên dành cho mọi người về cách chăm sóc ngũ tạng của mình sao cho hiệu quả.
Nếu mỗi người đều biết được những điểm yếu của các cơ quan ngũ tạng, từ đó tìm ra giải pháp chăm sóc hiệu quả thì cơ thể bạn sẽ ít xuất hiện bệnh tật hơn.
1, Tim sợ nhất là sự mệt mỏi
Trái tim là mạch máu chính, là một cơ quan có tính dương vượng mạnh mẽ, có quyền lực quan trọng tương đương với vua của một quốc gia. Nếu bạn có một trái tim mạnh mẽ, bạn sẽ có một khuôn mặt khỏe mạnh.
Ngược lại, nếu tim của bạn yếu bệnh hoặc phát sinh các triệu chứng như đau ngực và thiếu hụt tâm khí, yếu cơ có thể xảy ra. Do đó, một số thói quen xấu gây ra nỗi buồn phiền, mệt mỏi thì bạn cần phải chú ý đặc biệt.
Khi nhận được hay tiếp xúc với quá nhiều thông tin trong bối cảnh hiện nay, tim của bạn cũng có sự ảnh hưởng trong suy nghĩ từ đó có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, suy nghĩ nặng nề.
Nếu trái tim trở nên thiếu kiên nhẫn, vượt quá ngưỡng chịu đựng của sự mệt mỏi, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phối hợp và điều tiết hoạt động của các bộ phận khác.
Khi chúng ta cảm thấy xuống tinh thần và mệt mỏi, không bộ phận nào trên cơ thể sẽ mệt mỏi hơn trái tim. Nếu bạn không thể cởi mở lòng mình hoặc bạn không thể buông bỏ nỗi buồn đó xuống, điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong việc điều hòa các cơ quan trong cơ thể.
Lời khuyên về sức khỏe tim mạch: Nghỉ ngơi vào buổi trưa hoặc ngồi thiền trong 30 phút. Đừng đi ngủ ngay sau bữa ăn trưa. Vào những thời gian rảnh rỗi trong ngày thì nên thực hiện một số bài tập thể dục đơn giản để tốt cho tim của bạn.
2, Gan sợ nhất là bị tắc
Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, gan là tướng của quân, và đặc điểm của nó chủ yếu là bộc lộ ra ngoài, khơi thông, thể hiện niềm vui và cả cảm xúc trầm cảm.
Chỉ khi gan không bị ràng buộc, cơ thể mới có thể đạt đến trạng thái thư giãn và sảng khoái, giống như một cái cây có cành và lá vươn rộng ra xa. Tuy nhiên, những thói quen xấu sau đây có xu hướng làm nặng thêm các triệu chứng bệnh gan mà bạn cần chú ý.
Uống rượu quá nhiều, một lượng nhỏ rượu có thể thúc đẩy lưu thông máu, nhưng nếu uống quá mức, nó dễ gây ra rối loạn chức năng gan, làm cho tâm trạng đi xuống, cảm xúc trở nên tồi tệ, thậm chí trầm cảm, tức giận… có thể làm cho gan không thể vận hành bình thường. Gan ứ đọng hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến một loạt các bệnh như đau dạ dày, đau đầu và huyết áp cao…
Việc sử dụng quá nhiều tần suất mắt (làm việc bằng mắt quá căng thẳng) sẽ lưu trữ một lượng máu lớn tại mắt với nhiệm vụ chính của nó là giữ cho mắt sáng. Xem TV trong một thời gian dài, ngồi đối diện với máy tính, rất dễ bị lạm dụng tần suất sử dụng mắt, dẫn đến máu gan không đủ.
Lời khuyên để nuôi dưỡng gan: Duy trì tâm trạng tốt, đừng để chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực, đừng tức giận quá 3 phút, đừng đưa ra những quyết định mù quáng.
3, Lá lách và dạ dày sợ nhất là bị lạnh
Lá lách và dạ dày là nền tảng của sức khỏe.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, lá lách thực sự bao gồm hai cơ quan: lá lách và tuyến tụy, lá lách và dạ dày thường được coi là một tổng thể.
Thực phẩm sau khi đi vào cơ thể chỉ có thể được tinh chế thông qua việc vận chuyển và biến đổi của lá lách, để nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng.
Thói quen xấu gây tổn thương lách chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống. Ăn quá nhiều, quá lạnh, hoặc quá no. Thực phẩm lạnh sẽ đi vào cơ thể kèm với khí lạnh, có thể dễ dàng làm tổn thương lá lách và dạ dày. Một bữa ăn quá đói hay quá no đều có thể gây thiệt hại lớn cho lá lách và dạ dày.
Điều gây tổn hại tiếp theo chính là suy nghĩ quá nhiều. Y học Trung Quốc cho rằng khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều sẽ làm tổn thương lá lách. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều, nó sẽ làm tổn thương tính khí của bạn và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Bên cạnh đó, có nhiều loại thuốc tây có thể gây kích thích dạ dày, chẳng hạn như sắt sulfate, strontium và aspirin. Một số loại thuốc trị cảm lạnh của Đông y Trung Quốc, như Bản lan căn, không phù hợp với người có thể chất hàn bị suy nhược và tiêu chảy thường xuyên.
Lời khuyên về cách chăm sóc dạ dày, lá lách: Y học Trung Quốc cho rằng thức ăn có tính ngọt có thể nuôi dưỡng khí huyết, điều hòa lá lách và dạ dày. Cần phải ăn một số đồ ngọt như khoai lang và khoai từ. Trong thời gian từ 7-9 giờ sáng, những người có lá lách và dạ dày yếu thì nên ăn một chút cháo là rất tốt.
4, Phổi sợ nhất là môi trường không khí xấu
Phổi giống như một chiếc ô lớn bao phủ các cơ quan nội tạng. Khi phổi hoạt động hài hòa, thì các bộ phận khí và cơ sẽ hoạt động trơn tru, và cơ quan nội tạng đều ở trong tình trạng vận hành bình thường. Việc bị suy giảm khí phổi cũng liên quan đến tuổi thọ.
Thói quen xấu như hút thuốc lá lâu dài thường gây ra sự kích thích mạnh. Cả y học truyền thống Trung Quốc và Tây y đều cho rằng hút thuốc rất có hại cho phổi.
Khi chúng ta ở trong vùng không khí xấu quá lâu cũng là một vấn đề khiến phổi "sợ hãi". Bởi vì phổi có yêu cầu cao đối với điều kiện môi trường và không khí. Không khí trong lành là sự yêu thích của nó. Nếu bạn ở trong bầu không khí có khói quá lâu, phổi của bạn sẽ không có được điều kiện vận hành thoải mái.
Vấn đề phổi sợ tiếp theo chính là tâm trạng rơi vào nỗi buồn quá mức. Ngay từ xa xưa trong cuốn sách "Hoàng đế Nội kinh" đã ghi chép về nguyên nhân gây ra "nỗi buồn của phổi", điều đó có nghĩa là nỗi buồn và tâm trạng xấu quá mức có thể sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến chức năng phổi.
Lời khuyên cho việc làm khỏe phổi: Sau khi thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể tìm một nơi có không khí trong lành và tập hít thở sâu. Ăn nhiều rau và trái cây giàu vitamin, vào mùa thu có thể ăn thêm nhiều nấm và nấm trắng, quả lê để thanh lọc phổi và loại bỏ nhiệt trong phổi. Y học Trung Quốc thường khuyên mọi người nên dựa vào lợi ích của nụ cười, giữ cho tâm trạng bình tích vừa có ích cho sức khỏe lại tốt cho phổi.
5, Thận sợ nhất là muối và khát
Thận là trung tâm điều chỉnh các hoạt động sống của cơ thể. Bản chất của chức năng thận sẽ quyết định sự tăng trưởng, phát triển và sinh sản của cơ thể. Do đó, chăm sóc thận phải từ bỏ những thói quen xấu sau đây.
Khi bạn ăn mặn, y học Trung Quốc cho rằng vị mặn sẽ đi vào thận. Khi năng lượng và nguyên khí không đủ, khẩu vị của bạn sẽ trở nên nặng hơn. Nếu bạn không uống nước bổ sung đủ, nó sẽ gây ra thiệt hại lớn cho thận.
Có quá nhiều hoạt động về đêm. Các hoạt động như thức khuya và hát hò suốt đêm sẽ thực sự làm tổn thương thận.
Gây tổn thương đến thận âm, cộng thêm gây viêm và hư hỏa. Sau một thời gian dài trong trạng thái phấn khích, bạn có thể sẽ rơi vào trầm cảm và các hiện tượng khác.
Lời khuyên về cách chăm sóc thận: Đầu tiên hãy nới lỏng hàm răng của bạn bằng cách thả lỏng miệng và sau đó thư giãn, hoạt động khuôn miệng của bạn có chủ đích và thực hiện khoảng trăm lần mỗi ngày, có thể ngăn khí thận rò rỉ.
Đồng thời bạn có thể dùng nước nóng ngâm chân, xoa bóp chân có thể nuôi dưỡng thận và chăm sóc toàn diện. Ngoài ra, nên ăn nhiều hạt, cho vài hạt kỷ tử vào trà cũng có tác dụng giúp bổ thận.
*Theo Health/TT
Trí thức trẻ