MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia chỉ cách "đào vàng" thời 4.0, ngồi một chỗ vẫn kiếm ra tiền: Ai biết tận dụng điều này, sớm muộn cũng hái ra tiền

21-09-2023 - 08:40 AM | Lifestyle

Chuyên gia chỉ cách "đào vàng" thời 4.0, ngồi một chỗ vẫn kiếm ra tiền: Ai biết tận dụng điều này, sớm muộn cũng hái ra tiền

Năm 2021 có người đã trả 69 triệu USD cho một bức ảnh trên Internet. Nếu biết cách, người ta hoàn toàn có thể khai thác thị trường ảo để kiếm được những khoản tiền tương tự.

‏Tháng 3/2021, một tác phẩm nghệ thuật có tên "Everydays: The First 5000 Days" của nghệ sĩ Mỹ Mike Winkelmann được bán với giá 69 triệu USD tại nhà đấu giá Christie’s. Giá bán một tác phẩm nghệ thuật lên tới tám con số không phải là điều bất thường, nhưng phiên đấu giá này nhận được rất nhiều sự chú ý vì tác phẩm được bán dưới dạng một mã không thể thay thế NFT – một bản ghi điện tử tương ứng với một hình ảnh hoàn toàn tồn tại trong thế giới kĩ thuật số. Nói cách khác: Ai đó đã trả gần 70 triệu USD cho một bức ảnh trên Internet.‏

‏Để lý giải cách "đào vàng" từ Internet, HBR - Nhà xuất bản Kinh doanh Harvard (Trường Kinh doanh Harvard, Mỹ) đã xuất bản "Công nghệ thay đổi vị thế cạnh tranh". Cuốn sách gồm các bài viết chuyên sâu của giới chuyên gia đề cập những công nghệ "hot" dành cho cộng đồng doanh nghiệp. ‏

‏Đó là vũ trụ ảo (metaverse), tương lai thương mại không tiếp xúc, thu hút nhân tài công nghệ, điện toán đám mây, cookie, ransomware, trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng no-code, tự động hóa kho hàng, thiết kế số, niềm tin kỹ thuật số… ‏

photo-1695219047394

‏Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các công nghệ mới, phân tích vai trò, tác động của chúng đối với doanh nghiệp, các tác giả còn trình bày thực trạng và triển vọng kiếm tiền từ chúng. Từ đó, các chuyên gia cũng chỉ ra những kiến giải "không đụng hàng", đi ngược số đông hết sức thuyết phục. Ví dụ, ai cũng sợ ransomware (phần mềm độc hại chuyên đòi tiền chuộc) nhưng thực tế "sự tấn công của ransomware cuối cùng lại có lợi cho người tiêu dùng".‏

‏"Các thương hiệu tiến vào vũ trụ ảo như thế nào?"‏

‏Câu hỏi lớn này đã được bà Janet Balis (giám đốc điều hành tiếp thị và truyền thông thành đạt, người lãnh đạo hoạt động tư vấn toàn cầu của Earst & Young lĩnh vực truyền thông và giải trí cũng như hoạt động tiếp thị ở châu Mỹ) trả lời ngắn gọn mà đủ ý trong 6 trang giấy. ‏

‏Theo bà Balis, ý tưởng cơ bản về metaverse không hề phức tạp; nói một cách đơn giản, metaverse bao gồm bất kỳ số nào trên Internet có tính lâu dài, chân thực, ba chiều (3D) và ảo. Vì vậy, các thương hiệu phải luôn sẵn sàng cho việc thử nghiệm và học hỏi, và môi trường kỹ thuật số nói riêng đòi hỏi trí tò mò. ‏

‏Cụ thể, phải tuân thủ ít nhất 5 nguyên tắc: lựa chọn mục tiêu, theo dõi đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm lối đi phù hợp, lập kế hoạch gia nhập và cân bằng.‏

photo-1695219048179

‏Thương mại không tiếp xúc‏

‏Ông Mark Purdy (cố vấn độc lập về kinh tế và công nghệ, làm việc tại Anh) cho rằng, đại dịch COVID-19 đã cho các nhà bán lẻ một bài học lớn. Đó là khách hàng cần trải nghiệm tại cửa hàng nhanh hơn, an toàn hơn và tốt hơn để duy trì, tăng cường các yếu tố quan trọng của sự gần gũi, khả năng tương tác với sản phẩm, cửa hàng và môi trường bán hàng. ‏

‏Trải nghiệm bán lẻ tốt nhất nên là trải nghiệm đem lại sự đa dạng, phong phú cho các giác quan dù trong thế giới kỹ thuật số, như công nghệ nhận dạng cử chỉ (vẫy tay, nháy mắt…), màn hình nếm (truyền vị giác bằng kỹ thuật số), thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt, giọng nói… ‏

‏"Các hệ thống khuyến nghị và các tác nhân ảo dựa vào AI đang bắt đầu thực hiện việc lựa chọn, tư vấn, giúp đỡ và hỗ trợ trong thế giới ít tiếp xúc", ông Purdy nhận định.‏

‏Thu hút nhân tài công nghệ‏

‏Từ trải nghiệm thực tế lăn lộn trong nghề, 3 tác giả là đối tác, lãnh đạo của Bain & Company (Mỹ) đã chia sẻ những phương pháp mới để "trải thảm đỏ", giữ chân người tài công nghệ trong một môi trường ngày càng cạnh tranh. Theo các tác giả, có 3 yếu tố đang trở nên có sức ảnh hưởng lớn tới sự lựa chọn nơi làm việc của các ứng viên tài năng nhất. ‏

‏Ba yếu tố đó là: cam kết đa dạng và hòa nhập; đội ngũ quản lý cấp cao minh bạch và giàu trách nhiệm; văn hóa đào tạo và phát triển. ‏

‏Người lao động thuộc thế hệ Millennial và Gen Z có xu hướng coi trọng khoản đầu tư cho đào tạo và phát triển, nhưng còn một yếu tố khác cũng quan trọng là xây dựng đội ngũ nhân tài có năng lực phù hợp chứ không nhất thiết phải có kinh nghiệm. Ví dụ, công ty phần mềm HubSpot của Mỹ đã chuyển từ đánh giá kết quả làm việc hằng năm sang quản lý hiệu quả xã hội.‏

photo-1695219049178

‏"Cách nhìn mới về những công nghệ không mới"‏

‏Các tác giả đã đi sâu mổ xẻ hiện trạng, dự báo xu hướng mới, đưa ra khuyến nghị cụ thể cho người đọc, dù là giám đốc điều hành doanh nghiệp, chuyên gia về tài chính, công nghệ, tiếp thị, tuyển dụng nhân sự hoặc đơn thuần là người yêu công nghệ. ‏

‏Ví dụ, Bahaskar Ghosh (giám đốc chiến lược của Accenture) và Karthik Narain (phụ trách hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây của Accenture) đã trả lời thấu đáo câu hỏi: "Các nhà lãnh đạo cần biết gì về đám mây?"; giáo sư Rahul Telang (Trường Heinz, Đại học Carnegie Mellon) đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích giúp công ty phòng chống các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền cũng như xâm phạm dữ liệu truyền thống.‏

‏Thông qua những cách nhìn thực tế, cách vận dụng hiệu quả liên quan AI, các tác giả lần lượt khẳng định: "AI không quá đắt hay quá phức tạp", "Các nền tảng no-code có thể mang AI đến với doanh nghiệp nhỏ và vừa", "Thị trường tự động hóa kho hàng toàn cầu trị giá khoảng 15 tỷ USD". Từ đó, các giải pháp cho doanh nhân, doanh nghiệp được tinh tế đưa ra, như lựa chọn thiết kế số sao cho khách hàng phải tự nhiên mỉm cười, áp dụng biện pháp xây dựng, củng cố niềm tin kỹ thuật số…‏

‏Nhờ vậy, "Công nghệ thay đổi vị thế cạnh tranh" đã trở thành một cẩm nang thực chiến toàn diện về công nghệ và vị thế cạnh tranh mà mọi doanh nghiệp nên tham khảo, nếu muốn nhanh chóng gia tăng doanh thu cũng như lợi nhuận trong kỷ nguyên số, cách mạng công nghiệp 4.0.

Phương Thùy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên