MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đỉnh cao tu dưỡng của đời người là quản được chính mình: Chớ để "cả giận mất khôn", hậu họa nửa đời sau không trả hết

09-12-2021 - 19:28 PM | Sống

Đỉnh cao tu dưỡng của đời người là quản được chính mình: Chớ để "cả giận mất khôn", hậu họa nửa đời sau không trả hết

Lời nói không mất tiền mua, nhưng lỡ lời dù chỉ 1 chữ, rất có thể bạn sẽ phải trả gí đắt.

Trong bữa ăn tối, một người bạn hỏi tôi: Bạn nghĩ sức mạnh lớn nhất của một người là gì? Với tôi, đó chính là khả năng làm chủ cảm xúc.

Tôi đã chứng kiến ​​rất nhiều người mất bình tĩnh, dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, tích lũy dần dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trên đời này, chúng ta đều biết những chân lý lớn lao, nhưng lại khó kiềm chế được những cảm xúc nhỏ nhặt. Chính những cảm xúc tiêu cực ấy bị bỏ qua đã gây ra hậu quả không thể khắc phục được.

Nóng giận dễ làm rạn nứt các mối quan hệ

Có một video được phát tán trên mạng về một người phụ nữ đứng bên cửa sổ, chuẩn bị nhảy khỏi tòa nhà cao tầng. Chồng cô ấy phía bên cạnh liên tục nói xin lỗi một cách tuyệt vọng. Chuyện là tối hôm đó, anh chồng say xỉn về nhà, hai vợ chồng đã có một trận cãi vã to. Trong lúc xung đột, cả hai đều không làm chủ được cảm xúc của mình.

Người vợ không thể chịu đựng được thái độ của chồng đã hành động dại dột. May mắn thay, lực lượng cứu hộ đã đến kịp thời, và cứu sống cô ấy. Trên đường đi, người phụ nữ nói một cách uất ức: "Không phải anh bảo tôi chết à?". Người chồng nhanh chóng đáp lại: "Không, không, anh chỉ nói đùa".

Nhưng ai có thể ngờ rằng những lời nói đùa cợt ấy lại có thể khiến vợ suýt mất mạng. Sau khi cấp cứu thành công, người chồng ôm chặt vợ không buông, lặp đi lặp lại lời xin lỗi.

Con người là vậy, đôi khi hành động để rồi hối hận, tất cả là do việc không thể kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Khi những cảm xúc tiêu cực bao trùm, chúng ta sẽ dễ dàng phá hủy những mối quan hệ vốn tốt đẹp và thiêng liêng nhất.

Vì vậy, khi đối mặt với người thân, hãy nói và làm mọi điều một cách từ tốn, không để những cảm xúc tồi tệ phá hỏng mối quan hệ và để lại hối tiếc cả đời. Trên đời này, chỉ có những người có thể đối tốt với người thân của mình mới đáng được tin tưởng.

Chỉ khi bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình, bạn mới có thể kiểm soát cuộc sống của mình.

Cơn nóng giận có thể gây ra tai họa khôn lường

Một câu chuyện khác về người đàn ông ở Quảng Đông, Trung Quốc. Hai người đàn ông đã cãi nhau vì hơn 10 nhân dân tệ. Ban đầu sự việc vốn không có gì nghiêm trọng nhưng hai người cãi vã dữ dội. Sự tức giận dâng lên đến đỉnh điểm, hai người chuyển từ cãi vã sang xô xát. Một người nhặt chậu hoa và gạch, một người khác xắn tay áo, vung nắm đấm.

Sau một hồi đôi co, một người đàn ông không kiềm chế được nên đã đến cửa hàng mua một con dao, đuổi theo đến nhà người đàn ông kia và gây án. Một câu chuyện nhỏ đã trở thành thảm kịch. Hai người từ bạn bè, giờ đây 1 người nguy kịch, 1 người vướng vào vòng lao lý.

Đỉnh cao tu dưỡng của đời người là quản được chính mình: Chớ để cả giận mất khôn, hậu họa nửa đời sau không trả hết - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: NetDoctor

Chỉ vì 10 tệ, hạnh phúc của hai gia đình đã bị hủy hoại. Nếu một trong hai người có thể nhẫn nhị và điềm tĩnh hơn một chút, những hậu quả tồi tệ này đã không diễn ra.

Người ta nói rằng, để mặc cảm xúc điều khiển lời nói và hành động chính là khởi đầu của tai họa. Khi lời nói và việc làm của một người hoàn toàn bị điều khiển bởi tâm trạng lúc đó, nó giống như một quả bom hẹn giờ trói chặt anh ta, và tai họa có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Cuộc sống là một bài tập thực hành. Cuộc sống sẽ không diễn ra suôn sẻ và như ý, chúng ta phải học cách nhận biết, kiểm soát những cảm xúc của chính mình. Một người thực sự mạnh mẽ luôn học cách hòa hợp với cảm xúc.

Nhẫn nhịn không phải lúc nào cũng tốt

Thực tế, nhẫn nhịn và kìm chế sự tức giận không phải lúc nào cũng tốt. Việc giữ khư khư những chuyện không vui trong lòng có thể khiến con người lâm bệnh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Những cảm xúc tiêu cực không được giải tỏa có thể một trong các yếu tố quan trọng gây ra trạng thái lo lắng kéo dài và trầm cảm.

Quản lý cảm xúc tiêu cực không tốt có thể làm phá vỡ các mối quan hệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi, từ đó tạo ra nhiều vấn đề về thể chất (như cao huyết áp, các vấn đề về tim mạch, đau đầu, rối loạn da và các vấn đề tiêu hóa).

Quản lý cảm xúc tiêu cực kém còn có thể do chịu tác động của các yếu tố như lạm dụng rượu, chất kích thích, tội phạm, lạm dụng tinh thần và thể chất và các hành vi bạo lực khác.

Chúng ta nên làm gì nếu gặp phải những cảm xúc tồi tệ?

Bạn hãy nghĩ về một câu: Lý do một người thất bại không phải do anh ta hiểu biết hạn hẹp, mà do anh ta thiếu kiểm soát.

Trong số đó, sự thiếu kiểm soát bao gồm kiểm soát cảm xúc.

Chuyên gia quản lý cảm xúc - Tiến sĩ Ronald cho biết: Cơn giận dữ nổi lên như vũ bão, thường kéo dài không quá 12 giây, phá hủy mọi thứ khi nó bùng phát, nhưng sau đó nó sẽ dịu đi.

Đỉnh cao tu dưỡng của đời người là quản được chính mình: Chớ để cả giận mất khôn, hậu họa nửa đời sau không trả hết - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Education Executive

Chính 12 giây ngắn ngủi này sẽ quyết định hạnh phúc của cuộc đời bạn. Khi những cảm xúc tiêu cực kéo đến, hãy hít thở sâu, nhẩm các câu nói có nội dung tích cực và ngừng suy nghĩ đến vấn đề làm bạn tức giận. Tập hít thở sâu từ cơ hoành, từ từ lặp lại vài lần đến khi bình tĩnh trở lại.

Bạn cũng có thể quản lý cảm xúc tiêu cực bằng cách tránh xa rượu bia, các chất kích thích có nguy cơ gây mất kiểm soát bản thân.

Nếu có thời gian, bạn cũng nên tìm cách giải tỏa. Thỉnh thoảng, bạn hãy làm những việc mình thật sự yêu thích để chữa lành tâm trạng ví dụ như tập thể dục, nấu ăn, xem phim... hoặc bất cứ sở thích nào giúp bạn thoải mái hơn.

Cuộc sống là một quá trình rèn luyện, không ai có được hạnh phúc mà không phải nỗ lực. Dù bạn ở đâu hay trong hoàn cảnh nào, bạn cũng phải cố gắng làm chủ môi trường và cố gắng tạo cho mình niềm vui. Nếu biết cương - nhu thì mọi việc đều trọn vẹn, nếu lòng thanh tịnh thì tâm trạng sẽ tốt hơn, biết tìm niềm vui thì cuộc sống sẽ hạnh phúc.

Theo Abolouwang

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên