MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Định hướng phát triển Trung tâm Vùng Thủ đô

11-06-2021 - 19:30 PM | Bất động sản

Định hướng phát triển Trung tâm Vùng Thủ đô

Trong 10 năm trở lại đây, Hà Nội phát triển với tốc độ chóng mặt với sự xuất hiện của hàng loạt tòa nhà cao tầng và các khu đô thị hoành tráng. Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng kéo theo không ít vấn đề cho người dân Hà Nội.

Những khó khăn người dân Thủ Đô Hà Nội đang phải đối mặt

Tình trạng môi trường ô nhiễm tại Hà Nội ngày càng trầm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội chủ yếu do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, công nghiệp chưa được kiểm soát.

Tốc độ đô thị hóa nhanh cùng mật độ dân số liên tiếp tăng cao và đổ dồn về nội đô đang khiến hạ tầng giao thông đô thị quá tải. Tình trạng quá tải đô thị, tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội vẫn đang là vấn nạn của nhiều người khi hệ thống giao thông hiện nay chưa đáp ứng được lưu lượng phương tiện, thiếu đồng bộ, diện tích dành cho giao thông không đảm bảo khiến Hà Nội phải đối diện với tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường, quá tải đô thị, cơ sở hạ tầng tiện ích không đáp ứng được nhu cầu, diện tích cây xanh ngày càng ít ỏi khiến cho chất lượng cuộc sống tại Hà Nội suy giảm nghiêm trọng và là những "vấn nạn" mà người dân Thủ đô đang phải đối mặt.

Giải pháp nào cho thủ đô Hà Nội?

Định hướng phát triển đa cực của Hà Nội trong Vùng Thủ đô

Để giảm tải hạ tầng, giảm dân số, nhiều nước trên thế giới đã phát triển đô thị theo hướng đa trung tâm, đa cực để giúp đô thị có thêm không gian phát triển bền vững, xứng tầm.

Năm 2010, Hà Nội công bố Đồ án Quy hoạch lớn cho năm 2030 - tầm nhìn 2050 phát triển theo hướng đa cực - đa trung tâm. Quy hoạch được kỳ vọng đem đến cơ hội tái cấu trúc đô thị, chuyển trạng thái từ một cực sang đa cực thông qua việc di dời bớt những chức năng của khu vực trung tâm như công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giáo dục... sang các đô thị vệ tinh, đồng thời xây dựng thêm nhiều trung tâm mới và mở rộng giới hạn phát triển.

Dựa trên phân tích địa kinh tế, việc lựa chọn mô hình đa cực - đa trung tâm đối với Thủ đô Hà Nội là phù hợp với bán kính 50km theo hướng lấy sông Hồng làm trục, khu vực này được gọi là "Vùng Thủ Đô". Trong đó khu vực "Trung tâm vùng Thủ Đô Hà Nội" đang phát triển cả về 2 phía Tây Nam và Đông Bắc sông Hồng kéo dài từ 15km đến 25km để cân đối, hài hòa. Trong đó phía Đông Bắc có lợi thế phát triển mạnh hơn và hướng đến trở thành đô thị hiện đại, hạ tầng đồng bộ, Trung tâm tài chính quốc tế của khu vực và thế giới.

Khu vực này có lợi thế gần với trung tâm Hà Nội, được chú trọng, đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng, các chuyên gia bất động sản cũng đánh giá cao về tiềm năng phát triển của phía Đông Bắc Hà Nội. 

Định hướng phát triển Trung tâm Vùng Thủ đô - Ảnh 1.

Từ Sơn (Bắc Ninh) đang là một cực phát triển ngay sát Hà Nội

Cùng với đó, thành phố Hà Nội cũng triển khai phát triển các tuyến đường sắt đô thị tại khu vực nội đô lịch sử, các chuỗi đô thị Bắc sông Hồng, đường vành đai 4, các cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống về phía Đông Bắc Hà Nội. Các khu đô thị vệ tinh khu vực này hình thành cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xã hội hoàn chỉnh sẽ hút dần dân số khu vực nội đô lịch sử mở rộng chuyển ra ngoại thành.

Tuyến đường Vành đai 4 và 14 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống được xây dựng sẽ là bàn đạp cho sự phát triển của những tỉnh phía Bắc vì khi hoàn thiện có thể giảm bớt phần nào gánh nặng của thành phố. Một phần gỡ bỏ những nút thắt giao thông ùn tắc trong nội thành, phần còn lại giúp cho việc di chuyển giữa những tỉnh phía Bắc qua lại với nhau hay vào trung tâm thành phố được nhanh chóng và thuận tiện hơn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như mạng lưới giao thông, thúc đẩy sự phát triển bất động sản của khu vực, cải thiện và nâng cấp toàn diện hệ thống giao thông của thành phố và những tỉnh lân cận.

Với định hướng này, khu vực phía Đông Bắc Hà Nội liên tục thay da đổi thịt nhờ những đề án quy hoạch đô thị vệ tinh, trong đó tập trung xây dựng Đông Anh, Gia Lâm lên quận trước năm 2025, Từ Sơn (Bắc Ninh) lên thành phố trực thuộc tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2022,...

Các đại đô thị lớn phía Đông Bắc Hà Nội đang tích cực xây dựng theo hướng đô thị tích hợp đầy đủ tiện ích, hiện đại, đảm bảo không gian xanh, có thể kể đến như khu đô thị xanh Ecopark, đô thị Vinhomes Ocean Park, hay khu đô thị Singapore VSIP Bắc Ninh,... . Điều này sẽ tạo động lực để các tập đoàn lớn tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn cho hạ tầng đô thị tại khu vực "trung tâm vùng Thủ Đô" góp phần thúc đẩy các đô thị vệ tinh phát triển tốt hơn trong thời gian tới. Những đô thị vệ tinh đã và đang hình thành trong sự mong chờ của những người dân thành thị, nơi đang phải chịu áp lực "đất chật, người đông", đặc biệt qua 4 lần dịch bệnh Covid 19, xu hướng mong muốn dịch chuyển về "Trung Tâm vùng  Thủ Đô" sinh sống và làm việc để có được sự thuận lợi giao thông và sự bình an hạnh phúc với chất lượng sống xanh sạch đang ngày càng mạnh hơn.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên