MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Định luật người giàu: Người kiếm được nhiều tiền nhất, thường không bao giờ "tự dựa vào chính mình"

02-05-2021 - 15:16 PM | Sống

Định luật người giàu: Người kiếm được nhiều tiền nhất, thường không bao giờ "tự dựa vào chính mình"

Bí quyết kiếm được tiền nhiều thật ra rất đơn giản, nó gói gọn trong 2 chữ "vay mượn".

Thông thường, dựa vào sức một người để kiếm tiền sẽ rất khó, muốn kiếm được một số tiền lớn lại càng khó hơn. Thế nên, đa số những người giỏi kiếm tiền sẽ lựa chọn cách "mượn" giúp đỡ từ người khác.

Những người giàu có đa phần đều sẽ không "tự mình" kiếm tiền! Đây chính là định luật của người giàu.

Từ thời xa xưa, vua chúa đã thông qua việc "mượn" dùng sức dân để thu phục thiên hạ. Thời nay cũng vậy, những người trí luôn quan niệm chỉ có "vay mượn" mới có thể kiếm lời.

Một doanh nhân biết cách "vay mượn" thông minh sẽ không bao giờ sống tầm thường suốt đời.

Vậy bản chất của từ "vay mượn" là gì?

Định luật người giàu: Người kiếm được nhiều tiền nhất, thường không bao giờ tự dựa vào chính mình - Ảnh 1.

Trương Quả Hỉ, siêu tỷ phú từng lọt vào danh sách những người giàu nhất Trung Quốc, là một bậc thầy kinh doanh, ông rất giỏi kiếm tiền cho chính mình thông qua sức mạnh của người khác.

Trước đây Trương Quả Hỉ từng khởi nghiệp bằng nghề điêu khắc thủ công. Ban đầu, ông ủy quyền cho 1 đại lý ở Nhật Bản. Sau này, dù đã phát triển, ông vẫn từ chối lời đặt hàng trực tiếp từ thương nhân Nhật, tiếp tục kinh doanh thông qua các đại lý.

Thông qua việc cân nhắc kĩ lưỡng, Trương Quả Hỉ phát hiện ra rằng, nếu loại bỏ hợp tác với các đại lý trung gian, mà trực tiếp chuyển hàng cho doanh nhân Nhật Bản, nhất định sẽ rất có lợi cho doanh thu của công ty.

Thế nhưng, đó chỉ là cái lợi trước mắt. Lúc này, nghề điêu khắc thủ công chưa quá phức tạp nên không có nhiều đối thủ cạnh tranh. Nếu ông quay lưng với các đại lý, một mai họ bị đối thủ thu mua, thì ông sẽ mất nhiều hơn được. Quan trọng nhất vẫn là thiệt hại về chữ tín!

Xét một cách tổng thể, các đại lý lớn dù đứng trung gian, nhưng vẫn là mục tiêu "đòn bẩy" mạnh mẽ nhất. Do đó, Trương Quả Hỉ hứa với các đại lý rằng việc kinh doanh bên Nhật Bản vẫn sẽ do họ xử lý, nhưng điều kiện là họ không được lén trao đổi với công ty khác.

Nghe xong, các đại lý rất xúc động, họ càng nỗ lực hơn nữa trong việc đưa các tác phẩm điêu khắc ra thị trường, để công ty trở thành "công ty điêu khắc gỗ đầu tiên trên thế giới."

Chìa khóa thành công của Trương Quả Hỉ nằm ở tư duy nhạy bén và khả năng "giỏi mượn sức người" của ông.

Trên thực tế, người giàu thực sự luôn giỏi kiếm tiền thông qua "sự giúp đỡ" từ người khác.

Định luật người giàu: Người kiếm được nhiều tiền nhất, thường không bao giờ tự dựa vào chính mình - Ảnh 2.

Ai mà chẳng mong muốn kiếm được nhiều tiền, trở nên giàu có, nhưng đâu phải ai vừa sinh ra cũng có thể xuất phát từ vạch đích, có người nghèo khó, có người kém may mắn... Đó không phải là lỗi của bạn, thế nên bạn cũng đừng dùng nó làm cái cớ bào chữa cho sự lười biếng của chính mình.

Hãy học cách "vay mượn" ngay từ bây giờ. "Vay" để kiếm lời, "mượn" sức người khác để tạo thành tựu cho chính mình. Hiểu được nó, tương đương với việc bạn đã nắm vững con đường tắt để trở thành một người giàu có!

Chúng ta sẽ rất khó thành công nếu làm việc mà không có ý tưởng, năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ, tiền vốn...

Chúng ta cũng sẽ rất khó làm giàu nếu không hiểu cách dùng tiền kiếm tiền và "vay mượn" sức lực từ người khác.

Người vay phải lấy lợi ích của bản thân làm tiêu chí, vay cái gì mới là vấn đề quan trọng, chính bạn nên cân nhắc rõ ràng. Hơn nữa, phải xem xét làm sao để bạn và đối phương cùng có lợi, như vậy họ mới có thể đi cùng bạn lâu dài được.

Tóm lại, những người nhiều của cải trên thế giới này, thường không chỉ "dựa vào sức mình" để kiếm tiền, họ học cách "vay mượn" từ người khác để nhanh chóng thực hiện ước mơ giàu có của chính mình.

Người đứng đầu một tập đoàn lớn không phải là người bắt tay vào làm hết tất cả mọi việc. Ngược lại, họ là người đứng trên cao và kiểm soát mọi việc. Nếu bạn muốn đứng ở vị trí càng cao, bạn phải học cách làm quản lý, học cách khống chế tình hình, kiểm soát nhân lực, chứ không phải chuyện gì cũng cần bạn "ra tay" giải quyết vấn đề.

Theo Cẩm Thi

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên