Đô thị đường sắt nên được tiếp cận như một cơ hội
Tuyến đường sắt tốc cao không chỉ dự án đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực giao thông vận tải mà còn mở ra nhiều cơ hội khác để thúc đẩy phát triển trong đó có cơ hội quy hoạch lại hệ thống đô thị.
- 16-10-2024Báo Singapore kinh ngạc vì giá nhà TP HCM: Cao hơn cả Singapore, top đắt đỏ nhất ASEAN
- 16-10-2024Thủ tướng Chính phủ giao TP HCM lập báo cáo tiền khả thi dự án Vành đai 4 TP HCM
- 16-10-2024Đường sắt 427 km kết nối Việt Nam và siêu cường châu Á: Trị giá 179.126 tỷ đồng, đi qua 10 tỉnh thành?
Dự án đường sắt tốc độ cao, theo quy hoạch sẽ đi qua 20 tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam là một cơ hội để hình thành một không gian phát triển hoàn toàn mới theo chiều dài của đất nước. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, cơ hội ấy cần được hiện thực hóa một cách đồng bộ, với một triết lý rõ ràng và dài hạn.
Một chuỗi các đô thị hình thành dọc theo tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ có những lợi thế gì?
Lợi thế quan trọng nhất là khả năng kết nối, tương tác giữa các đô thị đó với nhau. Khả năng ấy giúp các đô thị đường sắt dễ dàng trở thành các trung tâm dịch vụ của vùng, giảm tải áp lực cho các trung tâm hành chính, văn hóa, xã hội lân cận.
Vậy nên, các đô thị đường sắt nên được quy hoạch và thiết kế để trở thành trung tâm dịch vụ, với hạ tầng tương thích. Theo đó, hạ tầng ưu tiên sẽ là giao thông tĩnh, kho vận, điểm trung chuyển kết nối giao thông, trung tâm mua sắm, giới thiệu sản phẩm.
Các đô thị đường sắt, với hình dung là các trung tâm dịch vụ, vì thế cần định hướng một cách rõ ràng về công năng của chúng để không trở nên ôm đồm tham vọng trở thành các mega city đa công năng. Cư dân ở các đô thị này là những người làm ăn, cung cấp dịch vụ nên việc thiết kế đô thị phải tính đến yếu tố văn hóa, lối sống, nhu cầu sinh hoạt của những cư dân cơ hữu của nó.
Ngay từ lúc này, khi mà tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam còn ở trạng thái dự án, việc cần làm là phải minh định cơ hội mà nó tạo ra, để tận dụng một cách tốt nhất, tránh gây ra những tác động tiêu cực mà dự án có thể tạo ra.
Ví dụ: Các đô thị dịch vụ hình thành theo tuyến đường sắt phải là những đô thị mới, nơi có những nhà ga. Nó sẽ không phải các trung tâm hành chính hiện hữu, không gia tăng thêm áp lực cho những đô thị cũ.
Các nhà ga đường sắt tốc độ cao, nằm ở các đô thị đường sắt, vì thế sẽ không chỉ là những nhà ga truyền thống, mà là một quần thể dịch vụ tiếp cận. Nhà ga vừa là trung tâm mua sắm, giới thiệu sản phẩm vùng, vừa là trung tâm giao dịch hàng hóa, kho vận, các văn phòng du lịch, và điểm kết nối trung chuyển giao thông (bao gồm bãi giữ xe, dịch vụ cho thuê xe, bến xe bus...).
Cư dân của các đô thị này, phần lớn là những người hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ, nên quy hoạch sẽ là đô thị nén, với chủ yếu là nhà chung cư, quỹ nhà cho thuê, chứ không ưu tiên nhà thấp tầng.
Đô thị đường sắt sẽ là những thành phố của giao thông công cộng, được quy hoạch mạch lạc, ưu tiên công năng.
Với một hình dung khi tuyến đường sắt tốc độ cao hình thành, chúng ta sẽ có thêm hàng chục đô thị đường sắt với tính chất công năng như kể trên, điều gì sẽ xảy ra?
Thứ nhất, các trung tâm hành chính sẽ được giảm tải khi xuất hiện sự dịch chuyển cư dân tự nhiên.
Thứ hai, các đô thị đường sắt được định vị là đô thị dịch vụ, với tổ hợp dịch vụ giao thông kết nối sẽ giảm nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân trên đường bộ giữa các vùng.
Đường sắt tốc độ cao, dù có thể không dễ mang lại hiệu quả kinh tế từ khía cạnh vận tải, nhưng việc sớm tiếp cận khả năng hình thành các đô thị đường sắt như là một cơ hội, chúng ta sẽ nhìn thấy một hình dung tích cực về không gian phát triển của đất nước.
VOV