MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đô thị thông minh nhìn từ chính sách và tiêu chuẩn của Singapore

27-10-2016 - 16:14 PM | Bất động sản

Dựa trên thống kê, cuộc sống con người sẽ diễn ra trong khu vực đô thị, hơn một nửa dân số trái đất ngày nay đang sinh sống tại các thành phố. Đến năm 2050, dự đoán con số này tối thiểu sẽ là 70%.

Khu vực thành phố cũng là nơi tiêu thụ phần lớn năng lượng toàn cầu và thải ra nhiều khí nhà kính nhất. Do đó việc phát triển thành phố trong tương lai có ảnh hưởng lớn tới môi trường. Khoa học, chính trị và công nghiệp đã nhận ra điều đó và đang định ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến quá trình đô thị hoá. Có lẽ một giải pháp dạng đó mang tên đô thị thông minh/thành phố thông minh, cũng còn được gọi là đô thị tương lai, hay đô thị sinh thái.

Thế nào là một đô thị thông minh?

Không có câu trả lời chuẩn xác, dù thuật ngữ “đô thị thông minh hay thành phố thông minh” đã trở nên phổ biến khi nhiều thành phố lớn trên thế giới tìm cách áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sống của cư dân, trước áp lực đô thị phát triển quá nhanh trong những năm gần đây.


Singapore với tham vọng trở thành quốc gia ứng dụng đô thị thông minh hiệu quả nhất thế giới (ảnh World Street Journal)

Singapore với tham vọng trở thành quốc gia ứng dụng đô thị thông minh hiệu quả nhất thế giới (ảnh World Street Journal)

Bất kỳ lãnh đạo thành phố hay kỹ sư công nghệ, sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau về một đô thị thông minh hay thành phố thông minh. Khó có thể có một định nghĩa chính xác hoàn toàn.

Thành phố thông minh dường như là một khái niệm rộng lớn theo cách hiểu của nhiều người, nhưng về cơ bản đều đề cập tới việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối các cảm biến, mạng không dây tốc độ cao, xử lý dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng cuộc sống tại đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung, để đánh giá thành phố thông minh sẽ phải dựa trên mức độ thông minh của cơ sở hạ tầng tác động lên các lĩnh vực giao thông, y tế, xây dựng, năng lượng, quản trị…

Mục tiêu cơ bản của thành phố thông minh là quản lý hiệu quả năng lượng, giảm ô nhiễm, tăng cường an ninh, hay nâng chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân. Nhưng khó khăn lớn là cần nhiều tiền đầu tư cho hạ tầng. Và đó là lý do mà nhiều nơi đang tiến hành xây dựng thành phố thông minh.

Tiêu chí xây dựng đô thị thông mình của Singapore

Chương trình đô thị thông minh tại Singapore được khởi xướng vào ngày 24/11/2014 và được thúc đẩy bởi Cơ quan Phát triển Infocomm Singapore (gọi tắt là IDA). Theo đó, Singapore đã nỗ lực trong cuộc chiến tìm cách khai thác công nghệ thông tin, mạng lưới dữ liệu và các vấn đề liên quan để hỗ trợ cải thiện đời sống của cộng động, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

Theo IDA, một quốc gia thông minh trước hết phải có đô thị thông minh, thành phố thông minh - nơi mà người dân và doanh nghiệp được trao quyền thông qua quyền được truy cập vào dữ liệu. Đồng thời họ được quyền tham gia sâu vào những đóng góp trong những ý tưởng sáng tạo và các giải pháp. Muốn đạt được điều này cần phải xây dựng một chính phủ thông minh, để làm sao có thể quản lý và ứng dụng công nghệ thông minh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của công dân của mình.

Cùng với đó là một loạt các chương trình thông minh được khởi xướng đồng bộ dưới sự chỉ đạo của một văn phòng được chỉ định từ các lãnh đạo Chính phủ.

Là thành phần cốt lõi của Chương trình thông minh, lực lượng thông minh chủ chốt của quốc gia đã được phát triển được xem như cấu trúc xương sống để hỗ trợ cho Chương trình.

Lực lượng này kết nối phổ biến hơn, nhận thức tình huống tốt hơn thông qua thu thập dữ liệu, chia sẻ hiệu quả và truy cập vào nguồn dữ liệu cảm biến, cho phép các tổ chức cộng đồng sử dụng dữ liệu đó để phát triển các chính sách và can thiệp thực tế.

Chính sự quản lý như vậy cho phép Chính phủ có thể dự đoán, tiên lượng được tốt hơn nhu cầu của người dân, từ đó giúp cho việc cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Chính sách và luật lệ

Chương trình thông minh này xuất phát từ tính hợp pháp với hiến pháp của Singapore, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực “Quốc gia Thông minh” theo luật định của Văn phòng Chương trình Quốc gia Thông minh.

Singapore có luật bảo vệ dữ liệu toàn diện - đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2012, quy định Chính phủ thu thập, sử dụng, chăm lo bảo mật cho các dữ liệu cá nhân đó. Ủy ban Bảo vệ Cá nhân Singapore cam kết làm việc chặt chẽ với khu vực tư nhân, hỗ trợ chương trình của Quốc gia thông minh ấy trong hệ thống an ninh mạng trong sạch.

Hướng tới việc đạt được viễn cảnh của Quốc gia thông minh, Chính phủ đã thúc đẩy việc sử dụng các dữ liệu mở. Trong năm 2015, Cục Thống kê đã có một số lượng lớn các dữ liệu có sẵn (trên nhiều chủ đề như giao thông, CNTT-TT, dân số, vv) dành miễn phí cho công chúng tiếp cận nhằm khuyến khích đổi mới và tạo điều kiện cho đạt mục tiêu quốc gia thông minh.

Trước khi có sáng kiến trong chương trình này, Chính phủ đã thông qua các chính sách dữ liệu mở trong năm 2011, cho phép phân tích, nghiên cứu và phát triển ứng dụng cac dữ liệu mở.

Khái niệm về viễn cảnh Singapore là một phần của Sáng kiến quốc gia thông minh, đã được phát triển để áp dụng và mô phỏng các giải pháp dựa trên nền tảng ứng dụng phân tích dữ liệu quy mô lớn.

Ứng dụng các tiêu chí quốc tế

Sáng kiến Quốc gia Thông minh tuân theo các tiêu chuẩn dưới sự giám sát của Hội đồng Tiêu chuẩn Singapore (SSC). Tiêu chuẩn này chỉ định ba loại Internet of Things (IOT) Tiêu chuẩn - tiêu chuẩn mạng cảm biến (TR38 - cho khu vực công cộng & TR40 - cho ngôi nhà), tiêu chuẩn nền tảng IOT (tập hợp chung các hướng dẫn cho các yêu cầu IOT, kiến trúc, thông tin và dịch vụ khả năng tương tác, an ninh, toàn vẹn dữ liệu) và tiêu chuẩn tên miền cụ thể (y tế, di động, cuộc sống đô thị, vv).

Singapore là một phần của mạng lưới cảm ứng tiêu chuẩn ISO / IEC JTC 1 / WG7 và ISO / IEC JTC 1 / WG10 Internet of Things (IOT). Nước này tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế theo quy định của ISO, ITU... và trở thành thành viên của nhiều diễn đàn tiêu chuẩn quốc tế, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến Đô thị Thông minh JTC1 / WG9; JTC1 / WG10 ; JTC1 / WG11 - Smart Cities.

Tóm lại, tuy còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng có thể nói Singapore là một trong những quốc gia tiên phong trong ứng dụng giải pháp đô thị thông minh và đạt được nhiều thành tựu. Singapro là một ví dụ điển hình cho các quốc gia có thể tham khảo trong xây dựng đô thị thông minh.

Tài liệu tham khảo: Smart city; World Street Journal; Smart Singapore.

Theo Khánh Phương

Báo Xây dựng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên