Đổ tiền vào chứng khoán, tài sản người dân Mỹ ‘bốc hơi’ 3 nghìn tỷ USD đầu năm 2022
Chứng khoán hiện đang là một trong những loại tài sản nắm giữ nhiều nhất của người Mỹ.
- 10-06-2022Dân Mỹ quay cuồng vì xăng quá đắt: 100 đô mới đủ bơm đầy 1 bình, chấp nhận đi bộ nhiều hơn để tiết kiệm xăng
- 09-06-2022Mệnh danh là ‘thiên đường’ 100 tỷ USD, khu bất động sản cao cấp của một quốc gia Đông Nam Á biến thành thị trấn ma chỉ vì một lý do
- 09-06-2022Nghịch lý: GDP bình quân đầu người đạt gần 47.000 USD, Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn đau đầu tìm cách dẹp bỏ "nhà hộp diêm"
Theo hãng tin CNN, tổng giá trị tài sản của người dân Mỹ đã bị ảnh hưởng do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên nhờ đà tăng giá của thị trường bất động sản mà đà sụt giảm này không quá nặng.
Cụ thể, số liệu của Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) cho thấy tổng giá trị chứng khoán mà các hộ gia đình nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp đã bốc hơi 3 nghìn tỷ USD đầu năm 2022.
Xin được nhắc là tổng giá trị chứng khoán mà các hộ gia đình nắm giữ trong quý I/2022 đạt 46,3 nghìn tỷ USD và là một trong những loại tài sản được nắm giữ nhiều nhất của người dân Mỹ. Tổng giá trị bất động sản mà các hộ gia đình Mỹ nắm giữ chỉ vào khoảng 44,1 nghìn tỷ USD.
Chỉ số Dow John và S&P 500 của chứng khoán Mỹ đã giảm tương ứng gần 5% mỗi loại trong 3 tháng đầu năm. Con số này là gần 9% với chỉ số Nasdaq. Quý I/2022 được cho là quý tệ nhất của thị trường kể từ đầu năm 2020 khi đại dịch mới bùng nổ khiến nhà đầu tư hoảng loạn.
Theo CNN, những yếu tố như xung đột tại Ukraine, giá dầu tăng mạnh, lạm phát cao nhất 40 năm, FED nâng lãi suất và những lo lắng về tình hình dịch bệnh chưa chấm dứt đã góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán.
May mắn thay, dù chứng khoán giảm nhưng thị trường bất động sản lại đi lên. Tổng giá trị bất động sản nắm giữ bởi các hộ gia đình Mỹ đã tăng 1,7 nghìn tỷ USD.
Nhờ đó, tổng giá trị tài sản bao gồm cả chứng khoán, bất động sản... của các hộ gia đình và tổ chức phi lợi nhuận Mỹ chỉ giảm 500 tỷ USD xuống còn 149,3 nghìn tỷ USD trong quý I/2022.
Đây là tình hình trái ngược với thời điểm giữa năm 2020 khi tài sản của người Mỹ tăng nhanh nhờ thị trường bất động sản cũng như chứng khoán đi lên.
Cũng theo báo cáo của FED, tỷ lệ tài sản ròng của hộ gia đình trên thu nhập khả dụng tại Mỹ vẫn ở gần mức cao kỷ lục và cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch 2019.
Tăng trưởng tín dụng hộ gia đình tại Mỹ đạt 8,3%, phản ánh việc người dân nước này tăng cường vay nợ mua nhà hay chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Do giá nhà tăng nên tỷ lệ vay nợ mua nhà thế chấp tại Mỹ cũng đã tăng 8,6%. Trong khi đó, tỷ lệ vay nợ thẻ tín dụng cũng tăng 8,7% do người dân mua xe hơi nhiều hơn khi nền kinh tế mở cửa trở lại hậu đại dịch và phải đi làm trở lại.
Nguồn: CNN
Nhịp Sống Kinh Tế