Đoàn người xếp hàng vào viếng Nữ hoàng Anh dài tới 7km
Dù phải chờ đợi rất lâu nhưng điều đó không ngăn được những người dân Anh tới bày tỏ sự tiếc thương với Nữ hoàng Elizabeth II, người đã trị vì Vương quốc suốt 70 năm qua.
- 14-09-2022Phi cơ chở quan tài của Nữ hoàng Anh trở thành chuyến bay được theo dõi kỷ lục trong lịch sử hàng không
- 12-09-2022Nữ hoàng Anh tạ thế, viên kim cương gây tranh cãi nhất thế giới sắp đổi chủ
- 12-09-2022Anh đau đầu vì cần đổi 4,7 triệu tiền mặt và 29 tỷ đồng xu có in hình Nữ hoàng
- 10-09-2022Tang lễ Nữ hoàng Anh sẽ diễn ra như thế nào?
Hàng người đặc biệt
Dù không ai mong muốn nhưng các nghi lễ sau sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II là điều nước Anh đã chuẩn bị rất long trọng trong nhiều năm. Rất nhiều cơ quan đã tập hợp lại với nhau, những kế hoạch tỉ mỉ đã được bí mật vạch ra, một lộ trình cũng đã được cân nhắc một cách rất cẩn thận. Và không quốc gia nào, người dân chuẩn bị tốt hơn cho sự kiện đau buồn nhưng trọng đại này.
Đây chính là cách mô tả không thể chính xác hơn cho hàng người chờ vào bày tỏ lòng kính trọng với Nữ hoàng Anh. Đó không phải một hàng người bình thường mà nó mang ý nghĩa biểu tượng, một nghi lễ quan trọng, tâm trạng của một dân tộc. Nó được gọi ngắn gọn là The Queue.
Hàng người bắt đầu từ Hội trường Westminster, nơi thi hài Nữ vương đang được quàn. Nó nối dài nhiều km dọc bờ nam sông Thames. Nó trải dài qua các địa danh nổi tiếng như London Eye (được xây dựng vào đầu thiên niên kỷ), Royal Festival Hall (được mở cửa năm 1951, một năm trước khi công chúa Elizabeth II lên ngôi) và nhà hát Globe. Người ta đã chuẩn bị cho một hàng người dài tới 14,5 km.
Hàng người được gọi với một cái tên khác: Đường Elizabeth.
Một hàng người bắt đầu hình thành bên ngoài Cung điện Westminster ngay sau khi người ta thông báo nhà vua quá cố sẽ được quàn tại Hội trường Westminster vào hôm 12/9, hai ngày trước khi nơi đây mở cửa cho công chúng.
Đến chiều 14/9, The Queue trở thành chính thức và tất cả những tiện ích xuất hiện. Nhà vệ sinh di động, vòi nước và các trạm sơ cứu nằm rải rác dọc theo tuyến đường. Thậm chí, còn có cả nơi phát túi ngủ.
The Queue chạy qua Cung điện Lambeth, nơi ở chính thức của Tổng giám mục Canterbury, giáo sĩ cấp cao nhất trong Giáo hội Anh (Quốc vương Anh chính là thống đốc tối cao của Giáo hội). Tổng giám mục đương nhiệm Justin Welby đã xuất hiện và gửi lời chúc của cá nhân ông cho The Queue và tất cả những người đang đứng trong hàng vào hôm 14/9.
Mỗi người xếp hàng được trao một chiếc vòng tay đặc biệt, hiển thị vị trí của họ trong The Queue. Vị trí này sẽ được kiểm tra tại các trạm kiểm soát khác nhau dọc tuyến đường. Trong trường hợp có ai đó lấn vị trí, cảnh sát và các nhân viên chuyên trách sẽ có mặt để giữ trật tự.
Nhằm làm cho The Queue trở nên hiệu quả nhất, Chính phủ Vương quốc Anh đã thiết lập thiết bị theo dõi trực tiếp nhằm hiển thị vị trí hiện tại của mọi người trong hàng. Nó cũng cho mọi người biết rằng thời gian chờ đợi của họ có thể rất, rất dài, nhưng ít nhất, họ biết vị trí của mình ở đâu.
"Bạn sẽ phải đứng trong nhiều giờ, có thể là qua đêm, với rất ít cơ hội ngồi xuống vì hàng người sẽ di chuyển liên tục", Chính phủ Anh khuyến cáo mọi người về The Queue.
Những ý nghĩa đặc biệt của The Queue
Cecilia Tyrrell, một nghệ sĩ 26 tuổi, cho biết cô đã chuẩn bị cho sự chờ đợi kéo dài khi xếp hàng vào viếng Nữ hoàng. "Tôi có rất nhiều thức ăn, nước uống. Tôi định mang theo ô nhưng tôi quên mất. Tôi chuẩn bị cho việc đứng xếp hàng 12 giờ, giống như những gì người ta khuyến cáo trên bản tin", Tyrrell cho biết.
Đến chiều 15/9, The Queue đã dài hơn 7 km, chạy suốt từ Cung điện Westminster cho đến Tower Bridge và dài hơn.
Ở cuối cùng của Tower Bridge, có một người mang lá cờ đen lớn, báo với mọi người đây là vị trí xếp hàng của họ nếu họ muốn gia nhập The Queue. Tuy nhiên, trái ngược với đoàn người tiến lên, người này sẽ di chuyển về phía sau để đảm bảo những người mới tới biết họ bắt đầu đứng ở đâu. Tuy nhiên, có lẽ lá cờ đen sẽ không đi mãi về sau. Công viên Southwark, nằm cách Westminster khoảng 10km về phía đông nam đã được xác định là điểm cuối chính thức của The Queue.
Để tránh sự cố bất thường, nhà chức trách đã dựng hàng rào để tạo thêm khoảng 5km đường nữa, uốn lượn trong công viên.
Ngoài tới để thể hiện sự tôn kinh với Nữ hoàng, The Queue còn là một hành trình lịch sử, nơi mọi người xích lại gần nhau. "Tôi không đặc biệt theo chủ nghĩa quân chủ hay bảo hoàng nhưng tôi muốn tham gia vì khía cạnh lịch sử. Tôi không muốn bỏ lỡ dịp đặc biệt này và thấy mọi người xích lại gần nhau", Alice Hickson, một sinh viên, nói với CNN.
Henri Hayler, một nhân viên đánh giá tài chính 33 tuổi từ Hastings, cho biết anh rất thích gặp gỡ mọi người trong The Queue. Hayler nói rằng anh tham gia vào dòng người sau khi đến London lúc 5h30 ngày 15/9. Theo kế hoạch, The Queue sẽ hoạt động 24/24 và duy trì cho đến sáng sớm ngày 19/9.
Có lẽ, hàng người vào viếng Nữ hoàng Elizabeth có thể trở thành một trong những hàng chờ đợi lâu nhất. Tuy nhiên, đây sẽ không phải kỷ lục chính thức. Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness nói với CNN rằng họ không theo dõi danh hiệu kỷ lục nào cho hàng người dài nhất.
Theo kế hoạch chính thức, Tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được Tổ chức tại Tu viện Westminster vào 11h ngày 19/9 (17h theo giờ Hà Nội). Buổi lễ kéo dài 1 giờ với sự tham gia của 2.000 khách mời, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều nguyên thủ, lãnh đạo nước ngoài. Sau đó, linh cữu Nữ hoàng Anh sẽ được đưa đến Cổng Wellington. Vua Charles III và các thành viên hoàng gia sẽ theo sau xe tang. Pháo binh sẽ khai hỏa và chuông đồng hồ Big Ben sẽ đổ chuông mỗi phút một lần.
Nữ hoàng Elizabeth II được chôn cất bên cạnh chồng là Hoàng thân Philip tại Nhà nguyện Tưởng nhớ Vua George VI.
Tham khảo: CNN
Nhịp sống Thị trường