Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với thách thức và cơ hội mới?
Thời gian tới dự báo sẽ có rủi ro ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế nước ta. Do đó các chuyên gia kinh tế cho rằng, để vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số, Chính phủ số.
- 18-10-2024Khởi công xây cầu Phong Châu trong tháng 12/2024
- 18-10-2024Giá điện tăng, thêm áp lực cho doanh nghiệp sản xuất
- 18-10-2024Cách tính lương hưu còn bất cập
Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nước ta đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới với những cơ hội chưa từng có để vươn mình, song kèm với đó là những khó khăn, thách thức chưa từng thấy do những biến động dữ dội của địa chính trị và kinh tế thế giới. Các dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới không mấy lạc quan, thậm chí đã có những cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vỡ "bong bóng chứng khoán" trong một tương lai gần...
Cùng với đó là những rủi ro về biến đổi khí hậu, những đòi hỏi bức bách về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số từ những yếu kém nội tại và những bất cập về cơ chế chính sách… đang đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh hiện nay.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ở trong nước, đà phục hồi và tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đang mở ra những cơ hội mới cho hoạt động đầu tư - kinh doanh. Cùng với chủ trương đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đang và sẽ tạo thuận lợi mới cho hoạt động đầu tư kinh doanh… đang mở ra cơ hội cho nhiều ngành kinh tế, như ngành logistics, xây dựng, công nghiệp sắt thép, xi măng và vật liệu xây dựng khác.
Song bên cạnh đó, dù xuất khẩu và dòng vốn FDI tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên, hơn 70% kim ngạch xuất khẩu vẫn thuộc về khu vực FDI, sự kết nối giữa FDI với doanh nghiệp trong nước và giữa các tập đoàn lớn của Việt Nam với doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn lỏng lẻo.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: "Hệ thống luật pháp về đầu tư kinh doanh đã và đang được hoàn thiện, nhiều đạo luật quan trọng được sửa đổi bổ sung và bắt đầu có hiệu lực thi hành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản… Tuy nhiên, theo phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp, vẫn còn nhiều vướng mắc, rào cản pháp lý mà nếu không kịp thời tháo gỡ sẽ "chôn chân" các doanh nghiệp trước các cơ hội mới".
Các ý kiến đưa ra nhận định, thời gian tới rủi ro ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của nước ta sẽ bị tác động bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn dự kiến, nhất là tăng trưởng của những đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng chế biến, chế tạo của Việt Nam và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Trong nước, thị trường bất động sản có thể hồi phục chậm hơn dự kiến tác động xấu đến đầu tư của khu vực tư nhân…
Chuyên gia kinh tế, GS. TS Nguyễn Mại cho rằng, vấn đề đặt ra cho nước ta là vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ thuận lợi, đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số, Chính phủ số góp phần đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số.
GS. TS Nguyễn Mại cho rằng doanh nghiệp phải chủ động chuyển đổi sang doanh nghiệp số, cần xác định trong bối cảnh chuyển đổi số nếu doanh nghiệp không chuyển mình bắt kịp xu hướng sẽ bị tụt hậu, thậm chí bị phá sản trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tiếp đến điều chỉnh chiến lược doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số từ lập kế hạch, triển khai theo từng giai đoạn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
VOV