Doanh nghiệp có cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán lỗ 12 quý liên tiếp
Quý III năm nay, Công ty CP VNG lỗ sau thuế 11 tỷ đồng và đây là quý thứ 12 liên tiếp VNG nối dài mạch thua lỗ. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu của VNG vẫn giao dịch quanh mức 401.500 đồng/cổ phiếu, cao nhất sàn chứng khoán.
- 04-11-2024Ngành thép giữa “ma trận” chống bán phá giá: Hòa Phát gánh lợi nhuận, nhiều khoản lỗ bất ngờ
- 03-11-2024CEO ngân hàng gây sốt khi vừa hát vừa nhảy “Bên trên tầng lầu” là ai?
- 03-11-2024Góc nhìn chuyên gia: Nhiều yếu tố khó dự báo, nhà đầu tư cần chuẩn bị trong kịch bản Index "rơi"
Tuần này, có 13 doanh nghiệp thông báo chốt quyền để trả cổ tức . Trong đó, 10 công ty trả cổ tức bằng tiền, 2 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, 1 công ty thưởng cổ phiếu.
Lỗ sau thuế gần 597 tỷ đồng
Công ty CP VNG (mã chứng khoán: VNZ) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với khoản lỗ sau thuế 11 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 649 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân: VNG ghi nhận lợi nhuận gộp tăng hơn 450 tỷ đồng (tăng hơn 90%) và chi phí bán hàng giảm gần 215 tỷ đồng (giảm gần 30% so với cùng kỳ).
Như vậy, quý III vừa qua là quý thứ 12 liên tiếp VNG nối dài mạch thua lỗ.
9 tháng năm nay, VNG có doanh thu thuần đạt 6.892 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động tài chính 120 tỷ đồng, lỗ trong công ty liên kết gần 76 tỷ đồng, lợi nhuận khác báo lỗ 31 tỷ đồng. Kết quả: VNG báo lỗ sau thuế gần 597 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của VNG là 10.441 tỷ đồng, tăng gần 9% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 4.628 tỷ đồng, giảm gần 16%, chủ yếu đến từ việc tiền và các khoản tương đương tiền giảm hơn 20%, xuống 3.054 tỷ đồng, tương ứng giảm gần 800 tỷ đồng.
Nợ phải trả của VNG là 8.687 tỷ đồng, tăng gần 2.000 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn là 6.166 tỷ đồng, tăng 15%. Trong đó, nợ và nợ thuê tài chính là 2.228 tỷ đồng.
Dù trải qua 12 quý liên tục thua lỗ nhưng thị giá cổ phiếu VNZ vẫn giao dịch quanh mức 401.500 đồng/cổ phiếu, cao nhất sàn chứng khoán . Tuy nhiên, thị giá này đã giảm hơn 1/3 so với mức giá kỷ lục 1.434.700 đồng/cổ phiếu.
Quý III năm nay, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel - mã chứng khoán: TVN) có doanh thu thuần đạt 8.698 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính sụt giảm 32%, còn mang về 49 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm 7%, xuống khoảng 93 tỷ đồng.
VNSteel báo lỗ sau thuế gần 124 tỷ đồng, giảm so với khoản lỗ 172 tỷ ghi nhận cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, khoản lỗ nặng của VNSteel xếp thứ 2 ngành thép, chỉ sau Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG, lỗ 186 tỷ đồng). Lỗ sau thuế của công ty mẹ là 96 tỷ đồng.
9 tháng năm nay, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt 26.314 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 115 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 453 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của VNSteel đạt 24.291 tỷ đồng, tăng hơn 900 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Công ty nắm giữ hơn 3.400 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng .
Fecon phát hành 120 tỷ trái phiếu
Công ty CP Fecon (mã chứng khoán: FCN) phát hành thành công lô trái phiếu FCNH2426001 giá trị 120 tỷ đồng vào ngày 21/10/2024, kỳ hạn 18 tháng, lãi suất phát hành 11%/năm.
Tài sản bảo đảm của lô trái phiếu FCNH2426001 là 500.000 cổ phần FCN, gần 15 triệu cổ phần Công ty CP Năng lượng Fecon và hơn 15,6 triệu cổ phần của Công ty CP Công trình ngầm Fecon.
Theo HNX, FCN còn một lô trái phiếu mã FCNH2325001 được phát hành ngày 31/10/2023 trị giá 126 tỷ đồng, kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn ngày 30/4/2025 với lãi suất 11%/năm. Hiện lô này còn lưu hành 106 tỷ đồng do FCN đã mua lại trước hạn 20 tỷ đồng hồi tháng 5 và tháng 7/2024. Như vậy, dư nợ trái phiếu FCN còn tổng 226 tỷ đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) đã chấp thuận niêm yết 45 triệu cổ phiếu Công ty CP Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia (Royal Invest JSC - mã chứng khoán: RYG) trên sàn HoSE.
Tháng 10/2023, Royal Invest JSC chào bán thêm 9 triệu cổ phiếu ra bên ngoài, tương ứng 20% vốn điều lệ với giá 15.000 đồng/cổ phiếu để huy động 135 tỷ đồng. Sau chào bán cổ phiếu, Công ty tăng vốn điều lệ từ 360 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng, đồng thời thông qua kế hoạch đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE trong tháng 12/2023.
Royal Invest JSC thành lập năm 2009, đã trải qua 7 lần tăng vốn điều lệ, từ hơn 49 tỷ lên 450 tỷ đồng. Về cơ cấu cổ đông sau đợt tăng vốn năm 2022, công ty chỉ có 17 cổ đông cá nhân sở hữu 100% vốn điều lệ, trong đó có 3 cổ đông lớn gồm ông Đinh Việt Anh - Chủ tịch HĐQT sở hữu 26% vốn điều lệ, bà Lê Thị Vi Na sở hữu 24,65% vốn, bà Nguyễn Thị Lê sở hữu 18,85% vốn điều lệ. 30,5% sở hữu còn lại thuộc về các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Tại thời điểm ngày 30/9, cơ cấu cổ đông đã có sự thay đổi khi ông Đinh Việt Anh chỉ còn sở hữu 20,8% vốn điều lệ, bà Lê Thị Vi Na sở hữu 19,72% vốn, bà Nguyễn Thị Lê sở hữu 15,08% vốn điều lệ, còn lại 44,4% vốn điều lệ thuộc về cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Công ty CP Mía đường Cao Bằng (Cabasu - mã chứng khoán: CBS) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức niên độ 2023 - 2024 với tỷ lệ 30% bằng tiền mặt, có nghĩa cổ đông sở hữu 1 cổ phần nhận về 3.000 đồng. Tổng số tiền chi trả cổ tức đợt này là gần 16 tỷ đồng. Trong đợt trả cổ tức này, ông Nông Văn Sơn - Thành viên Hội đồng quản trị Cabasu nắm gần 46% cổ phần, sẽ nhận được hơn 7 tỷ đồng cổ tức.
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 4/11. Tỷ lệ thực hiện 10%. Với hơn 1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính BCM cần chi 1.035 tỷ đồng để trả cổ tức. UBND tỉnh Bình Dương đang nắm giữ gần 96% vốn điều lệ tại BCM, sẽ nhận về gần 988 tỷ đồng.
Tiền Phong