Doanh nghiệp đăng ký mã số xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng cao
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, cả nước có 3.013 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc được cấp, tương đương gần 3.000 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.
- 25-12-2023Gần 7.000 mã số vùng trồng được cấp để xuất khẩu quả tươi
- 02-10-2023Bị thu hồi mã số vùng trồng, nông dân trồng chuối như ngồi trên lửa
- 19-09-20238 tháng 6 lần gửi thông báo vi phạm mã số vùng trồng nông sản
- 23-07-2023Tạm dừng sử dụng mã số vùng trồng lô hàng vi phạm kiểm dịch của Trung Quốc
Sau 2 năm triển khai Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu (Quy định 248) và Quy định các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Quy định 249) của Trung Quốc, các doanh nghiệp của Việt Nam đều quan tâm đến việc đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm sang thị trường này.
Trong số hơn 3.000 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã có 1 nghìn 443 mã số do doanh nghiệp tự đăng ký. Các nhóm ngành hàng nông sản thực phẩm được đăng ký nhiều nhất là các sản phẩm thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc thực vật.
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, đáp ứng các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật của các nước nhập khẩu, ngoài cập nhật và thông tin sớm của các cơ quan Nhà nước quản lý chuyên ngành đến các yếu tố trong chuỗi, các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng cần chủ động chuẩn hóa quy trình sản xuất và xuất khẩu, nắm bắt hiệu quả thông tin thị trường để thông tin kịp thời tới các thành viên đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu
“Xây dựng các hệ thống kiểm soát về mặt chất lượng, truy xuất nguồn gốc để giúp cho việc tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu. Đồng thời đảm bảo việc xử lý các tình huống, đặc biệt là các trường hợp phát sinh hay được hiểu là những trường hợp không tuân thủ để có những giải pháp cụ thể để khắc phục cũng như đáp ứng điều kiện của nước khẩu” - ông Huỳnh Tấn Đạt nói.
VOV