Doanh nghiệp du lịch đề xuất nới room cho nhà đầu tư ngoại trong ngành hàng không
Ông Colin Pine, trưởng Nhóm công tác du lịch của VBF đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của ngành hàng không trong việc phát triển du lịch. So với các điểm đến chính của ASEAN, hàng không Việt Nam đang có phần "lép vế".
- 03-12-2018Du lịch đến Hàn Quốc không cần chứng minh tài chính
- 02-12-2018Những điều cần chú ý để không bị "chặt chém" khi đi du lịch
- 29-11-2018Hàn Quốc nới lỏng visa cho người Việt du lịch thoải mái, nhưng sẽ như thế nào nếu ở quá hạn?
Với số lượng khách quốc tế đến Việt Nam, ước khoảng 13 triệu khách quốc tế trong 10 tháng của năm 2018, ông Colin Pine cho biết đất nước xinh đẹp này đã có nhiều bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, một điều quan trọng được ông chỉ ra, sự cạnh tranh ngành du lịch trong khu vực Đông Nam Á rất khốc liệt. Việt Nam phải đua với các nước khác, đặc biệt là các quốc gia láng giềng.
Hiện tại Thái Lan và Malaysia đang xếp lần lượt ở vị trí thứ 9 và 10 về thu hút khách quốc tế. Trong khi đó, Singapore, Campuchia và Indonesia vẫn tiếp tục chú trọng phát triển ngành này.
Do vậy, muốn trở nên nổi bật, hấp dẫn với khách quốc tế, ngành du lịch Việt Nam phải cởi bỏ được những rào cản, vốn tồn tại lâu nay. Đơn cử như chính sách visa. Không phải đến VBF thường niên 2018 doanh nghiệp du lịch mới kêu ca chính sách này. Trong nhiều năm, và tại các thời điểm xin gia hạn chính sách visa, các doanh nghiệp đều như nằm trên đống lửa.
Trong lần gặp Thủ tướng này, ông Colin Pine lặp đề xuất xin tăng thời gian cho phép lưu trú lên 30 ngày đối với khách du lịch được miễn thị thực. Ngoài ra, ông cho rằng các điều kiện về tái nhập cảnh trong vòng 30 ngày nên được loại bỏ.
"Khuyến nghị này sẽ giúp thu hút được các du khách từ xa như châu Âu và hỗ trợ thành lập các sân bay quốc tế tại Việt Nam, nhờ vậy, có cơ hội trở thành trung tâm hàng không đến các quốc gia trong khu vực", ông nói.
Ông Colin cũng khuyến nghị việc miễn thị thực nên được thực hiện với hiệu lực trong nhiều năm, cụ thể là 5, thay vì gia hạn hàng năm nhằm thúc đẩy ngành phát triển. Song song với điều này, . các đơn vị khai thác du lịch, các hãng hàng không và các website về du lịch cần lập kế hoạch trước và có các tài liệu quảng cáo về chính sách, chi phí khi đến một quốc gia.
Bên cạnh chính sách visa, Nhóm công tác du lịch đặc biệt chú ý đến chính sách của ngành hàng không, bao gồm cả chính sách liên quan đến các hãng hàng không và sân bay.
Bởi trong số các điểm đến chính của ASEAN, Việt Nam có khoảng cách địa lý rất gần với Singapore nhưng có số lượng hãng hàng không vận tải công cộng được cấp phép ít nhất.
Trong số 4 hãng thì Jestar là hãng hàng không có vốn cổ phần lớn từ Vietnam Airlines còn Bamboo Airways thì mới được phê duyệt gần đây. Trong khi đó, Thái Lan gần cạnh có số hãng hàng không được phê duyệt gấp 3 lần.
"Sự thiếu cạnh tranh đối với các điểm đến không được phục vụ bởi các hãng hàng không quốc tế có thể tăng chi phí đi lại và điều này phản ánh chi phí một số tour du lịch nội địa cao hơn chi phí của các tour du lịch quốc tế có khoảng cách và thời gian di chuyển tương đương", ông Colin nói.
Hiện tại Việt Nam có 21 sân bay tiếp nhận các chuyến bay thương mại với tổng công suất hàng năm là 75 triệu khách, ít hơn công suất thiết kế của các sân bay hàng đầu ở Singapore, Thái Lan và Malaysia. Sân bay Tân Sơn Nhất tuy nhộn nhịp nhất nhưng luôn trong tình trạng quá tải. Trong khi đó, theo ông Colin, sân bay quốc tế Long Thành chưa rõ thời gian sẽ khởi công xây dựng và thời gian dự kiến đi vào hoạt động.
Do vậy, Nhóm công tác du lịch đưa ra 4 đề xuất nhằm cải thiện ngành hàng không.
Thứ nhất, Chính phủ nên cải thiện quy trình phê duyệt cấp phép thành lập hãng hàng không mới và nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trong ngành hàng không.
Thứ hai, Nhà nước nên tiếp tục theo đuổi chính sách mở cửa bầu trời khu vực ASEAN.
Thứ ban, sân bay quốc tế Long Thành cần được ưu tiên đầu tư xây dựng nhanh chóng
Thứ tư, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích tư nhân đầu tư vào ngành hàng không, xây dựng sân bay (bao gồm cả việc đầu tư sân bay chuyên dùng) và đặc biệt quyết khích tư nhân xây dựng sân bay tại các địa điểm có nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng nhưng cách sân bay hiện tạo 1 khoảng khá xa.
"Việc chú trọng đầu tư hạ tầng hàng không sẽ giúp thu hút đầu tư xây dựng khách sạn, resort và khu vui chơi nghỉ dưỡng trên khắp Việt Nam", ông Colin Pine nhận định.