MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp FDI báo lỗ lớn nhất nhưng lợi nhuận lại cao nhất

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn dẫn đầu về thua lỗ nhưng hiệu suất sinh lợi trên tài sản lại luôn đứng đầu trong 3 khu vực doanh nghiệp.

Tại lễ công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay 21-4, TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, Viện trưởng Viện Phát triển DN, đã nhấn mạnh đến một nội dung rất đáng chú ý trong Báo cáo.

Đó là hiện tượng DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) luôn dẫn đầu về thua lỗ. Cụ thể, các năm 2008-2009, tỉ lệ DN FDI thua lỗ lần lượt là 51,2% và 49,8% trong khi các DN tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Trong cả giai đoạn 2007-2015, tỉ lệ DN FDI thua lỗ cũng chiếm trên 40% cho thấy dường như vấn đề chuyển giá vẫn chưa được giải quyết. “DN FDI mặc dù báo lỗ rất nhiều nhưng hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) lại khá nhất, luôn đứng đầu trong 3 khu vực DN. Điều này cho thấy vấn đề chuyển giá vẫn chưa được giải quyết”-bà Phạm Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Theo Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2016 công bố sáng nay, khu vực FDI chỉ giảm lỗ khi Chính phủ đưa ra một số giải pháp để kiểm soát việc chuyển giá thông qua việc thanh tra các DN này trong các năm 2010 và 2011. Trong thời gian đó, tỉ lệ DN FDI thua lỗ đã giảm xuống còn 44,2% và 45%, thấp nhất trong giai đoạn 2013-2017. Tuy nhiên từ năm 2012-2015, tỉ lệ DN FDI thua lỗ tăng cao trở lại cùng với xu hướng khó khăn chung của nền kinh tế. Chỉ có năm 2015, tỉ lệ thua lỗ của DN FDI xuống vị trí thứ hai, sau khu vực DN Nhà nước.

Nhưng ROA của DN FDI lại hoàn toàn trái ngược tình trạng thua lỗ. Đây là khu vực DN luôn dẫn đầu về ROA, liên tục tăng từ 12,2% lên 12,8% trong các năm 2007-2009. Trong thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế năm 2010-2011, ROA của khu vực FDI giảm xuống mức 12,5% và 11,5% và sau đó phục hồi lên mức 12,9% trong các năm 2012-2015.

Theo T.Hà

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên