MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp nhập khẩu giảm bớt nỗi lo về vốn

29-12-2017 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Cuối năm là thời điểm sức mua thị trường tăng nóng, cũng là lúc các ông chủ doanh nghiệp đau đầu ‘gom’ vốn.

Số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố, đến hết tháng 11/2017 xuất nhập khẩu đạt 385,77 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 194,47 tỷ USD và nhập khẩu 191,3 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Sang nửa đầu tháng 12, trị giá hàng hoá nhập khẩu tăng 3,6%, đạt 10,05 tỷ USD so với 15 ngày cuối tháng 11. Con số nhập khẩu hàng hoá cũng tăng mạnh trong nửa đầu tháng 12, đạt 201,28 tỷ USD, tăng 21,3% (tương ứng tăng 35,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016.

Theo chu kỳ kinh doanh, tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp “dồn lực” để nhập hàng phục vụ nhu cầu kinh doanh mùa vụ, thị trường Tết Nguyên đán và đón đầu cơ hội mới năm 2018. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp thường rơi vào trạng thái căng thẳng về nguồn vốn.

Giám đốc một doanh nghiệp nhập khẩu thép tại Hải Phòng cho biết, mỗi năm giá trị hàng nhập của doanh nghiệp khoảng 500 tỷ đồng, có những hợp đồng đã được ký nhưng do kẹt thời gian thanh toán lâu nên hàng về chậm, dẫn tới chậm giao hàng cho đối tác trong nước.

“Năm rồi không dưới 2 lần chúng tôi bị đối tác trong nước phạt do không xoay kịp tiền để trả cho đối tác nước ngoài. Mà phía đối tác ngoại cứ trả tiền họ mới giao hàng”, vị này than thở. Ở thời điểm này điều ông trăn trở nhất là làm sao xoay đủ 200.000 USD trong một tuần trả cho đối tác Hàn Quốc, để hàng về kịp đầu tháng 1 tới.

Ông Giang – chủ một doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng ở Hà Nội đang cân nhắc chớp thời cơ nhập lô hàng điện máy về kinh doanh tết nhưng chưa có vốn. Sau khi cân nhắc các giải pháp tài trợ vốn như: vay bổ sung vốn lưu động (ngắn hạn), phát hành thư tín dụng L/C,... ông lựa chọn giải pháp UPAS LC.

Giống như doanh nghiệp của ông Giang, dịch vụ Thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay UPAS L/C (Usance Paid At Sight L/C) đang là giải pháp thanh toán được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu chọn lựa. Với sản phẩm này, các doanh nghiệp nhập khẩu được ngân hàng hỗ trợ thanh toán L/C theo kỳ hạn trả chậm nhưng người thụ hưởng có thể được trả tiền hàng ngay hoặc thanh toán vào một ngày xác định với chi phí tương thấp hơn các giải pháp khác tài trợ khác trong trường hợp này, đáp ứng được yêu cầu về thời gian thanh toán với đối tác.

Một trong những ưu điểm của dịch vụ này tại Maritime Bank, ông Lê Đăng Khoa - quyền Tổng giám đốc Ngân hàng doanh nghiệp cho biết, là cho phép nhà cung cấp của doanh nghiệp được thanh toán 100% giá trị lô hàng theo thời gian đã cam kết theo hợp đồng trong khi vẫn được hưởng thời gian trả chậm tối đa lên tới 360 ngày với mức phí hợp lý. Ngoài ra, ngân hàng cũng đảm bảo tỷ giá ngoại tệ cạnh tranh và ít biến động…

Cũng theo ông Khoa việc thanh toán sớm chonhà cung cấp cũng giúp các công ty nhập khẩu được hưởng chiết khấu giá tốt từ đó có thể bán hàng hóa với giá hợp lý hơn, giúp tăng sức cạnh tranh của hàng hóa so với thị trường.

“Doanh nghiệp được nhận hàng nhưng không phải chịu áp lực phải trả ngay cho người bán, vừa có thể tiết kiệm chi phí kinh doanh do chi phí thực hiện giải pháp thấp hơn so với chi phí vay vốn để thanh toán trả ngay. Đây là lợi thế giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền, tính thanh toán, cũng như duy trì mối quan hệ với đối tác nước ngoài”, đại diện Maritime Bank chia sẻ.

Hiện trên thị trường nhiều ngân hàng triển khai các chương trình ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu như Techcombank, VPBank, SeaBank… nhưng lựa chọn dịch vụ tài chính của nhà băng nào với mức chi phí và lãi suất phù hợp với “sức khoẻ” của doanh nghiệp cũng là mối quan tâm của nhiều ông chủ.

Theo anh Phùng Quang, đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Quang Long cho biết, doanh nghiệp chỉ sử dụng sản phẩm L/C và mới đây là UPAS L/C. Với cam kết ổn định thị trường ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước nên lo lắng về tỷ giá thay đổi liên tục đã không còn. Do vậy, doanh nghiệp yên tâm tiếp tục mở UPAS L/C tại Maritime Bank và một lý do quan trọng nữa đó là mức phí hợp lý và lãi suất thực sự cạnh tranh.

Thông thường doanh nghiệp sẽ phải trả mức lãi suất khoảng 7 – 8% một năm thì mức mãi suất dịch vụ thư tín dụng trả chậm tại Maritime Bank chỉ quanh 4,5 – 6%. Chưa kể doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% chi phí nếu thanh toán một lần tổng phí theo tháng, quý hoặc năm. Với khách hàng thoả mãn tiêu chí cấp tín dụng thế chấp của SME còn có thể được mở UPAS L/C giá trị gấp 12,5 lần giá trị tài sản đảm bảo.

“Trong lúc tình hình kinh tế khó khăn, nguồn vốn sản xuất kinh doanh hạn hẹp, phương thức cấp vốn như thế này rất có ý nghĩa, giúp doanh nghiệp giảm được chi phí lãi vay để thanh toán tiền hàng ngay, đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội tăng trưởng kinh doanh, mở rộng thị trường với chi phí hợp lý”, anh Quang nhận xét.

A.D

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên