Doanh nghiệp nhôm cần củng cố nội lực thế nào để tận dụng cơ hội từ EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. Để nhanh chóng nắm bắt những cơ hội đến từ hiệp định này, các doanh nghiệp nhôm trong nước phải tích cực củng cố nội lực, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh với những mặt hàng cùng phân khúc.
Kỳ vọng tạo đột phá với những cơ hội mới từ EVFTA
Chia sẻ về về EVFTA, ông Nguyễn Minh Kế (Chủ tịch Hiệp hội Nhôm Việt Nam) cho hay, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ mở ra hàng loạt cơ hội cho thị trường nhôm Việt Nam. Nổi bật nhất chính là thuế suất của mặt hàng nhôm Việt Nam xuất sang châu Âu khi EVFTA có hiệu lực sẽ giảm bằng 0% trong vòng 8 năm.
Không chỉ thế, khi EVFTA đi vào hiệu lực, thương mại 2 chiều tăng lên, thuế suất giảm đi, chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp châu Âu sẽ thay đổi đáng kể, kéo theo xu hướng dịch chuyển mới: các doanh nghiệp châu Âu sẽ chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam, từ đó xuất khẩu trong khu vực ASEAN và tiến tới khu vực châu Á.
Do đó, nếu nhận được đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, ngành nhôm Việt Nam có thể thừa hưởng quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến bậc nhất. Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp này, lợi ích thu về sẽ còn vượt xa hơn nữa.
Doanh nghiệp nhôm cần củng cố nội lực thế nào?
Theo Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM, nâng cao năng lực cạnh tranh là cách duy nhất để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và tận dụng lợi thế từ các FTA để xuất khẩu một cách bền vững.
Để có thể đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ những đối tác tới từ EU. Bên cạnh các yêu cầu về giá cả, sản phẩm còn phải đáp ứng cả những tiêu chuẩn liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường, lao động… rất khắt khe.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh nhôm Việt Nam, một số doanh nghiệp đã làm rất tốt điều này, tiêu biểu là công ty TNHH Nhôm Đông Á. Doanh nghiệp luôn chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm như: ASTM-B221 của Mỹ, QCVN 16: 2014/BXD; TCVN ISO 9001: 2015; ISO 6362 – 1:2012, ISO 6362 – 2:2012, ISO 6362 – 3: 2012, ISO 6362 – 4:2012... và được thông qua chứng nhận Qualicoat của EU.
Bên trong nhà máy nhôm Đông Á - thương hiệu nhôm có tên tuổi khu vực miền Bắc
Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trường về nhôm là rất lớn nhưng để đáp ứng được thì phải chuyển hoá, phải chuyển đổi từ sản xuất thô đến các sản phẩm, chi tiết với công nghệ cao hơn. Chính vì lý do này, khoa học kỹ thuật phải là mũi nhọn mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Nếu áp dụng thành công, không chỉ chất lượng mà giá cả thanh nhôm Việt Nam cũng tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, ông Kế nhận định. Chỉ khi phát huy mạnh mẽ nội lực, ngành nhôm mới có thể đón nhận những bước tiến mới trên đấu trường khu vực.
Trong công cuộc chuyển đổi công nghệ, Nhôm Đông Á cũng có bước chuyển mình rõ rệt. Công ty đã đầu tư hệ thống vận chuyển thanh nhôm dài hoàn toàn tự động nhập khẩu từ Nhật Bản, bộ dây chuyền sản xuất phun bột kim mã từ Thuỵ Sĩ, máy đo quang phổ kiểu đọc trực tiếp ARUN 2500 của Anh…, với quy trình sản xuất khép kín, giúp giảm bớt chi phí nhân lực trong khu vực sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Lễ kỉ niệm 11 năm hoạt động của công ty Nhôm Đông Á (Nguồn: Internet)
Những cánh tay phải đắc lực của ngành nhôm trong thời kì mới
Tại Lễ ra mắt Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam khu vực phía Bắc và Hội thảo Hiệp định thương mại EVFTA (năm 2019), ông Nguyễn Minh Kế, Chủ tịch Hiệp hội Nhôm Việt Nam khẳng định Hiệp hội nhôm thanh định hình Việt Nam sẽ đồng hành với các doanh nghiệp nhôm để đưa thị trường nhôm phát triển bền vững, đi cùng với công nghệ kỹ thuật hiện đại trong thời đại công nghiệp 4.0.
Hình ảnh sự kiện (Nguồn: Internet)
Vì vậy, thời gian tới Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam sẽ xây dựng Bộ Quy chế mang tính pháp lý để các doanh nghiệp ngành nhôm thực hiện và tuân theo, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường nhôm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Hiệp hội sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ với thị trường quốc tế để đẩy mạnh sản phẩm nhôm ra thị trường nước ngoài bằng các hội thảo, hội nghị và hội chợ thương mại chuyên ngành trong nước cũng như nước ngoài.